Nhận hoa hồng
04 Tháng Sáu, 2023
7P trong Marketing là gì? Ứng dụng 7P Marketing Mix vào thực tế
Nếu ai đã có nền tảng kiến thức về marketing, chắc hẳn không thể không biết đến mô hình 4P marketing. Nhưng còn mô hình 7P thì sao? Mô hình 7P là mô hình được hoàn thiện và thay đổi sao cho phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển. Để hiểu rõ hơn 7P trong Marketing là gì và làm sao để sử dụng được mô hình này một cách hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn thì hãy cùng Mona Media đọc bài viết này nhé!
Marketing Mix là gì?
Trước khi tìm hiểu về Marketing Mix 7P là gì, thì đầu tiên ta cần phải biết được khái niệm Marketing Mix là gì. Marketing Mix được hiểu là đưa đúng sản phẩm hoặc kết hợp chúng ở đúng thời điểm, đúng nơi và đúng mức giá để tiếp cận thành công với khách hàng. Trên thực tế, điều này là một bài toán khó cho các doanh nghiệp để có thể thực hiện được điều này.
Marketing thông thường chủ yếu liên quan đến 2 mô hình 4P và 7P. Đối với sản phẩm hàng hoá thì thường sẽ sử dụng mô hình 4P Marketing, còn về sản phẩm liên quan đến dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ áp dụng mô hình 7P trong Marketing.
7P trong Marketing- Mix là gì?
7P trong Marketing gồm có 7 yếu tố chính:
- Product (sản phẩm).
- Price (giá cả).
- Place (địa điểm).
- Promotion (quảng bá).
- People (con người).
- Process (quy trình).
- Physical Evidence (cơ sở hạ tầng và vật chất hỗ trợ marketing).
Hiện nay, Marketing Mix đã và đang không ngừng phát triển và được hầu hết doanh nghiệp áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Kể cả ở các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam, các mô hình này đều đã được đưa vào môn đào tạo chính của chuyên ngành Marketing.
Xem thêm: 14 Mô hình marketing hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp
Cơ sở hình thành mô hình Marketing Mix 7P
1. Product
Product (sản phẩm) là một thành tố đóng vai trò quan trọng trong mô hình 4Ps. Sản phẩm được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể. Sản phẩm có 2 loại: hữu hình và vô hình (được thể hiện dưới dạng dịch vụ).
Việc xác định được nhu cầu khách hàng rất quan trọng, vì nó giúp doanh nghiệp cân đối nguồn cung sản phẩm đối với thị trường, đồng thời có những điều chỉnh kịp thời và thích hợp với thị hiếu khách hàng.
Có một điều bạn hãy luôn nhớ đó chính là: khách hàng sẽ chỉ quan tâm đến lợi ích của sản phẩm mà họ sẽ nhận từ doanh nghiệp bạn. Họ không cần quan tâm bạn là ai, đang lỗ hay lời, mong muốn của bạn là gì. Chính vì thế, điều bạn cần tập trung đó là làm sao để phát triển sản phẩm sao cho tốt nhất. Một sản phẩm tốt sẽ áp dụng hầu hết mọi khía cạnh trong marketing. Sản phẩm tốt sẽ phải dựa vào một số yếu tố như sau:
- Thiết kế.
- Chất lượng.
- Đặc trưng.
- Định vị thị trường.
- Bao bì.
- Tuỳ chọn.
Product mix là gì?
Product Mix trong tiếng Anh dịch sát là hỗn hợp sản phẩm. Còn để giải thích theo cách người Việt hiểu thì Product Mix là một hình thức tạo ra nhiều sản phẩm có đặc điểm tương đồng, chúng gần như có cùng tác dụng và cùng nhắm đến một đối tượng khách hàng hay thị trường. Ví dụ về Product Mix
- Doanh nghiệp bạn sản xuất các sản phẩm gia vị cho hộ gia đình. Trong những bữa ăn, để các món ăn có hương vị ngon và đậm đà thì cần kết hợp với nhiều gia vị khác nhau. Vì thế các dạng doanh nghiệp, công ty này sẽ cho ra các sản phẩm có cùng tác dụng, hay được gọi là điểm tương đồng giúp món ăn ngon hơn.
- Coca-Cola là thương hiệu đặc thù trong ngành nước giải khát, vì vậy việc tạo ra nhiều loại nước ngọt, nước trái cây là một điều hợp lý và dễ hiểu.
2. Price
Price (Giá cả) là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing Mix. Giá của sản phẩm, dịch vụ sẽ phản ánh mức chi phí người dùng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm họ mua. Chuyên gia marketing cần xem xét những chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm: chi phí nghiên cứu sản phẩm, phát triển, sản xuất, tiếp thị và phân phối sản phẩm.
Các nhà quản lý khi thực hiện định giá cho sản phẩm cần dựa vào chi phí tạo nên thành phẩm. Mức giá cuối cùng đến tay khách hàng sẽ được tạo ra chủ yếu dựa trên chất lượng, giá trị mà sản phẩm, dịch vụ sẽ mang đến cho khách hàng.
Về chính sách giá cả, bạn sẽ có nhiều chiến lược để áp dụng:
- Giá sản phẩm cao hơn đối thủ khiến khách hàng ấn tượng một sản phẩm có chất lượng cao hơn.
- Giá tương tự với đối thủ và tập trung vào những lợi ích, tính năng mà những thương hiệu khác còn thiếu.
- Giá sản phẩm thấp hơn đối thủ có thể đánh vào đa dạng các tệp khách hàng hơn hoặc thu hút những người tiêu dùng có ý thức về giá trị.
- Đặt giá cơ sở cao hơn nhằm làm cho chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn.
Market skimming là gì?
Marketing-Skimming Pricing hay còn gọi là chiến lược giá hớt váng. Đây là chiến lược các doanh nghiệp khi áp dụng sẽ định giá cho sản phẩm, dịch vụ ở mức cao nhất mà khách hàng có thể sản sàng chi trả. Sau đó theo thời gian sẽ hạ dần khi thị trường bị bão hoà hoặc là công ty đã thu lại được lợi nhuận như mong muốn.
Nói theo cách khác, chiến lược này được xây dựng theo dạng kim tự tháp, với mức giá cao ban đầu sẽ phục vụ cho một số khách hàng nhất định. Về sau mức giá sẽ được giảm xuống, từ đó những phân khúc phổ thông tiếp cận được dễ hơn, đồng nghĩa với việc tối đa hoá lợi nhuận từ sản phẩm, dịch vụ.
Tham khảo thêm: Phân khúc khách hàng và nhu cầu khách hàng với Maslow
3. Place
Place trong mô hình Marketing Mix là nơi bán, các kênh phân phối mà bạn đang sử dụng. Nhờ vào chúng mà sản phẩm, dịch vụ của bạn mới được đưa đến tay khách hàng. Việc tìm đúng nơi hay kênh tiếp thị sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp bạn tiếp cận được các đối tượng mục tiêu. Thử nghĩ nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn đặt ở nơi mà khách hàng mục tiêu không thể đến mua và sử dụng thì doanh nghiệp của bạn sẽ chẳng thu lại được gì.
Place gồm địa điểm truyền thống và những kênh phân phối khác nhau. Kênh phân phối ở đây được định nghĩa là các hoạt động và quy trình để chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người dùng. Trong kênh gồm những trung gian tham gia vào các hoạt động vận chuyển.
Dưới đây là một số câu hỏi để bạn cân nhắc:
- Khách hàng sẽ tìm sản phẩm của bạn ở đâu?
- Họ sẽ phải cầm nắm sản phẩm trên tay hay không?
- Doanh nghiệp bạn sẽ dùng website hay dùng trang thứ ba (mạng xã hội…) để marketing?
- Bạn sẽ là người phản hồi trực tiếp với khách hàng hay phải thuê đến bên thứ ba chuyên về lĩnh vực này?
Xem thêm: Brief là gì? 7 Yếu tố tạo ra bản brief “chuẩn không cần chỉnh”
4. Promotion
Promotion chủ yếu liên quan đến những hoạt động truyền thông với mục đích truyền tải được thông tin, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Khi làm kinh doanh thì việc marketing là một việc không thể thiếu nếu muốn nhiều khách hàng biết đến. Hình thức marketing rất đa dạng gồm: quảng cáo truyền hình, content marketing, digital marketing, in ấn, phiếu giảm giá,…
Promotion thường được dùng với 2 nhánh chính:
- Above the line: những hoạt động khuếch trương, xây dựng hình ảnh cho nhãn hiệu bền vững, lâu dài qua những phương tiện truyền thông đại chúng: TV, Radio, Outdoor và Print Ads. Thường những hoạt đồng này Brand team sẽ phụ trách.
- Below the line: những hoạt động phát triển thị trường phân phối, đẩy mạnh bán lẻ, tiêu dùng nhằm mục đích ngắn hạn, tạo hiệu quả trực tiếp chẳng hạn như hàng mẫu, các buổi tiếp thị trực tiếp, sự kiện, khuyến mãi cho khách hàng và cho các hệ thống đại lý và bán lẻ.
Mọi kênh quảng cáo gắn với các hoạt động khác của 7p trong marketing. Chúng tạo nên chiến lược đa dạng nhưng mang lại trải nghiệm thống nhất cho khách hàng:
- Khách hàng sau khi mua sản phẩm, một email cảm ơn thông qua sử dụng Marketing Automation.
- Một khách hàng khi thấy chương trình khuyến mãi tại cửa hàng và dùng điện thoại để kiểm tra giá, đồng thời có thể đọc được những nhận xét.
Người dùng xem trang web thương hiệu chuẩn SEO, tập trung vào tính năng đặc biệt của mặt hàng. - Quảng cáo
Quảng cáo
Là hình thức được trả phí để thực hiện việc đưa thông tin sản phẩm, dịch vụ, công ty, ý tưởng giới thiệu với khách hàng. Quảng cáo là nỗ lực tác động đến hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng bằng việc cung cấp thông điệp bán hàng để thuyết phục họ về sản phẩm, dịch vụ từ người bán. Hiện có khá nhiều cách quảng cáo có thể kể đến như tạp chí, truyền hình (quốc gia, địa phương, mặt đất, vệ tinh), báo chí (quốc gia, địa phương, tự do, thương mại), quảng cáo ngoài trời (quảng trên xe buýt, áp phích), quảng cáo kỹ thuật số, Internet và trực tuyến.
Khuyến mãi
Khuyến mãi là những hoạt động nhằm kích thích người tiêu dùng mua sắm trong một giai đoạn ngắn thông qua việc cung cấp những lợi ích tăng thêm để tăng doanh thu cho doanh nghiệp (Pull marketing – chiến lược kéo). Hoạt động này cũng có thể thực hiện nhắm vào những trung gian kênh phân phối để khuyến khích họ bán được càng nhiều hàng hoá cho doanh nghiệp càng tốt (Push marketing – chiến lược đẩy). Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thi thoảng có những “cú hit” để kích thích thị trường, thúc đẩy hoạt động mua bán trơ nên sôi nổi. Thế nhưng tác dụng của khuyến mại chỉ có thể duy trì trong thời gian ngắn, nếu bạn quá lạm dụng, sẽ không tránh khỏi việc bị phản tác dụng.
Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng được hiểu là hoạt động xây dựng, duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp đã được lên kế hoạch từ trước. Từ đó, khách hàng sẽ có thiện cảm và có xu hướng “trung thành” với công ty, thương hiệu. Những chiến lược PR được xem là thành công khi chúng có xu hướng dài hàn và đã được lập kết hoạch cho mọi trường hợp.
Marketing trực tuyến
Đây thực chất là sự kết hợp giữa những yếu tố quảng cáo đã được nêu trên thông qua nền tảng kỹ thuật số. Chẳng hạn như dùng quảng cáo trực tuyến được trả phí qua những lần nhấp chuột của Google, chạy quảng cáo tài trợ cho website… Chúng ta hay thấy doanh nghiệp trực tuyến hay gửi đi các email marketing đến khách hàng mục tiêu theo danh sách thì đó cũng là một hình thức Marketing trực tuyến. Hơn nữa, những website cũng là phương tiện cao cấp trong quan hệ công chúng nhằm truyền tải những quan điểm đến công chúng.
Hiện nay, lĩnh vực quảng cáo trực tuyến trở nên phát triển. Có khá nhiều doanh nghiệp đang dùng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ dựa vào vị trí địa lý và thông tin trên những thiết bị điện thoại thông minh, những kênh truyền thông xã hội (Facebook, YouTube…).
5. People
Là một yếu tố quan trọng cấu thành nên hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ ra bên ngoài thị trường. Chính lẽ đó mà việc tìm kiếm, tuyển chọn và đào tạo, quản lý con người… ảnh hưởng rất nhiều đến thất bại hay thành công của một doanh nghiệp. Bao gồm nhiều vai trò khác nhau của nhân tố con người trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Nhóm người liên lạc: liên hệ thường xuyên với khách hàng, đề ra những chiến lược kinh doanh, nắm giữ những chức vụ liên quan trong công ty.
- Nhóm người hoạt động biên: Những người nắm giữ vị trí thấp nhưng lại thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hiểu rõ nhu cầu, và trực tiếp cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Nhóm người tác động: Những người tác động vào tiến trình thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ như nghiên cứu Marketing, thực hiện chiến lược Marketing hay phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
- Nhóm người độc lập: đảm bảo những chức năng khác nhau trong doanh nghiệp, không tham gia trực tiếp vào hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định, không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Xem thêm: Inbound Marketing là gì? Những kiến thức cần biết về Inbound Marketing
6. Physical Evidence
Physical Evidence (bằng chứng vật lý) hay còn được gọi với cái tên khác là bằng chứng hữu hình. Physical Evidence được hiểu là vị trí và môi trường, nơi mà khách hàng sẽ tiêu thụ sản phẩm, là môi trường mà công ty và khách hàng tương tác trong việc trao đổi sản phẩm, dịch vụ.
Physical Evidence được phân thành 2 loại là bằng chứng ngoại vi (Peripheral Evidence) và bằng chứng thiết yếu (Essential Evidence).
Bằng chứng ngoại vi (Peripheral Evidence)
Là một phần của quá trình mua hàng, nhưng lại có ít giá trị riêng của nó, được hiểu là những khía cạnh bổ sung của sản phẩm giúp góp phần vào quá trình mua hàng chung. Ví dụ như khăn giấy ăn dùng trong nhà hàng, thông tin sản phẩm, bao bì của sản phẩm, thẻ đeo nhân viên, biên lai.
Bằng chứng ngoại vi, bản thân của nó có rất ít giá trị. Thế nhưng khi được dùng cùng với sản phẩm hay dịch vụ, nó có thể được tăng thêm giá trị cho các yếu tố vô hình của sản phẩm, dịch vụ.
Bằng chứng thiết yếu (Essential Evidence)
Trái ngược với bằng chứng ngoại vi, thì đây là những sản phẩm, thành phần hoặc là yếu tố được công ty dùng để bổ trợ cho sản phẩm, dịch vụ của họ.
Ví dụ cho bằng chứng thiết yếu có thể là những thành phần mà một nhà hàng dùng cho thực phẩm của mình. Hoặc là bộ khăn trải giường, khăn tắm, đồ vệ sinh cá nhân cho khách hàng do khách sạn cung cấp…
Bằng chứng thiết yếu không phải lúc nào cũng nhất thiết do khách hàng sở hữu, nhưng góp phần vào nhận thức về giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Bằng chứng thiết yếu là một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm tạo nên Physical Evidence chiến lược tiếp thị hỗn hợp.
7. Process
Đây là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng không kém trong mô hình Marketing Mix, và là hệ thống, quy trình tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai dịch vụ. Một quy trình làm việc hợp lý, nhanh gọn và đúng với thoả thuận đã đặt ra luôn được đánh giá cao. Quả trình chờ đợi để mua sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ, sự giúp đỡ từ nhân viên hay thái độ tư vấn… tất cả những điều này sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Quy trình cung ứng của doanh nghiệp cần phải cụ thể và liền mạch. Việc này giúp nhân viên của bạn có thể thực hiện chiến dịch marketing một cách trơn tru.
Một số quy trình doanh nghiệp cần xem xét:
- Cách xử lý lịch trình của bạn, chính sách giao hàng tốt?
- Đảm bảo nguồn cung từ nhà bán lẻ như thế nào?
- Cách đảm bảo nhân viên luôn sẵn sàng trong những thời điểm cấp bách?
- Những mặt hàng vận chuyển đáng tin cậy từ website của bạn?
Nếu như bạn nhận được nhiều khiếu nại từ khách hàng về bất kỳ một quy trình nào, hãy cố gắng xác định chính xác những chỗ còn sai sót rồi sau đó tìm ra cách khắc phục.
Vai trò của 7P trong Marketing
Chiến lược 7P là một trong những chiến lược marketing toàn diện, nắm vai trò cực kì quan trọng đối với công ty. Mô hình này có mặt trong hầu hết những hoạt động thương mại của doanh nghiệp, từ khâu hình thành ý tưởng, sản xuất đến khi đưa sản phẩm vào thị trường.
Tiếp đến là chiến dịch giúp công ty tạo ra những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, thu hút khách hàng, tạo ra các hoạt động đẩy mạnh sự phát triển bền vững. Mô hình 7P trong marketing giúp công ty thích ứng với thị trường, đối phó với những tác động của môi trường bên ngoài.
Hơn nữa, chiến lược 7P trong Marketing giúp doanh nghiệp tìm ra được nhu cầu của thị trường, sau đó thực hiện hoạt động để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng thông qua việc tìm hiểu thị trường. Bên cạnh đó Marketing mix giúp khách hàng tìm kiếm những thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng.
Thông qua các chiến lược 7P trong Marketing cho phép người dùng trong nước tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ nước một cách dễ dàng và ngược lại. Việc này dẫn đến sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ tiếp cận được với thị trường quốc tế hơn và nâng cao được hiệu quả của hoạt động trao đổi, thương mại cùng với các nước trên thế giới.
Xem thêm: Performance Marketing Là Gì? Các hình thức Performance Marketing phổ biến
Cách áp dụng 7P trong Marketing để lập chiến lược
Doanh nghiệp cần nắm rõ chu kỳ của sản phẩm đang ở trong giai đoạn nào để có những chiến lược sao cho phù hợp và hiệu quả. Nếu như không nắm được chu kỳ sản phẩm, chắc chắn bạn sẽ rơi vào tình trạng “không hiểu vì sao” công việc kinh doanh trở nên trì trệ dù đã được đầu tư lớn. Vậy khi sản phẩm được tung ra thị trường thì sẽ có chu kỳ như thế nào và cách áp dụng chiến lược 7p trong Marketing cho từng giai đoạn ra sao? Cùng Mona tìm hiểu ở phần dưới đây nhé!
Thuật ngữ chu kỳ sản phẩm hay còn gọi là vòng đời sản phẩm, chỉ toàn bộ quá trình biến đổi lợi nhuận cũng như doanh số của một sản phẩm từ lúc mới xuất hiện trên thị trường cho đến lúc biến mất khỏi thị trường.
Giai đoạn Triển khai (Development)
Một sản phẩm mới được doanh nghiệp tung ra thị trường, bắt đầu một chu kỳ của sản phẩm. Đây được xem là giai đoạn triển khai của sản phẩm. Ở giai đoạn này, còn khá ít người biết đến sự tồn tại của sản phẩm, đó chính là lý do doanh nghiệp có công việc đó là giới thiệu sản phẩm với những khách hàng mục tiêu. Doanh số của sản phẩm lúc này thường thấp, lợi nhuận âm vì phải chi trả cho các khoản phí: quảng bá và phí khách hàng,…. Mức độ cạnh tranh lúc này cũng thấp.
Chiến lược marketing đối với sản phẩm ở giai đoạn triển khai
Chiến lược chung: Quảng bá sản phẩm đến với tệp khách hàng mục tiêu.
Khách hàng chủ yếu: “Early Adopters” – đây là nhóm khách hàng chuyên đi tìm và săn đón các sản phẩm mới.
Chiến lược Marketing Mix:
- Product: Dùng sản phẩm cơ bản.
- Price: Dùng chiến lược giá hớt ván sữa nếu như sản phẩm là những mặt hàng hot (hàng thời trang, công nghệ, xe hơi, xe máy…) hoặc chiến lược giá xâm nhập thị trường (định giá rất thấp khi tung ra thị trường, sau đó tăng dần theo thời gian) nếu như sản phẩm là hàng dân dụng (nước giải khát, mì gói, bột giặt, dầu gội đầu…).
- Place: dùng kênh phân phối chọn lọc.
- Promotion: Quảng cáo trên những phương tiện truyền thông (TV, báo chí, radio, Internet…) hoặc là quảng cáo thông qua các hoạt động bán hàng cá nhân, sử dụng những công cụ sales promotion như những buổi phát mẫu dùng thử, coupons, viết bài PR từ việc mời báo chí.
- People: Về nội bộ công ty, nâng cao chất lượng nhân sự, nhất là phòng Marketing để phát triển thêm nhiều chiến lược hấp dẫn. Còn với khách hàng, hãy khảo sát nhu cầu thị trường, nắm bắt mong muốn của họ nhằm cải tiến sản phẩm, dịch vụ.
- Process: Không ngừng cải tiến mỗi chiến dịch quảng cáo để tối ưu chi phí. Hãy tận dụng các công cụ online hiện có trên Internet để đo lường hiệu quả Marketing.
- Physical Evidence: Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như khi nhắc đến dòng xe vận hành bền bỉ, cái tên được nhắc đến đầu tiên sẽ là Honda. Đừng quên thống nhất về bộ nhận diện thương hiệu (Logo, bao bì, Slogan…) để khách hàng dễ dàng phân biệt được.
Giai đoạn 2: Tăng trưởng (Growth)
Khi lợi nhuận và doanh số bắt đầu tăng nhanh, nghĩa là sản phẩm đấy bắt đầu bước sang giai đoạn tăng trưởng. Trong giai đoạn này, khách hàng mục tiêu ngày càng biết đến sản phẩm, chi phí của khách hàng bắt đầu giảm, dẫn đến tăng trưởng về lợi nhuận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bắt đầu mở rộng hệ thống phân phối, từ đó mức độ cạnh tranh bắt đầu tăng lên.
Chiến lược Marketing đối với sản phẩm ở giai đoạn tăng trưởng
Chiến lược chung: thâm nhập thị trường.
Khách hàng chủ yếu: “Early Majority” – đây là nhóm khách hàng thích nghi nhanh.
Chiến lược Marketing Mix:
- Product: Cải thiện chất lượng của sản phẩm, tung thêm nhiều dòng sản phẩm cải biến (ví dụ: thương hiệu Apple sau khi đã ra mắt sản phẩm Iphone 5 đã tung thêm 2 dòng sản phẩm cải biến gồm có Iphone 5C và Iphone 5S). Đẩy mạnh sản lượng sản xuất.
- Price: Định giá dựa vào giá trị sản phẩm. Đối với các sản phẩm “hot” chi phí sản xuất cao hơn đối với các sản phẩm dân dụng.
- Place: Mở rộng hệ thống phân phối, các kênh phân phối.
- Promotion: Giảm các chi phí quảng cáo khi cần thiết, dùng những kênh giao tiếp như Facebook, điện thoại, email, SMS,… để tạo dựng mối quan hệ thân thiết giữa nhãn hàng và khách hàng.
- People: Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Đồng thời duy trì mối quan hệ giữa các đối tác nhằm cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho quy trình sản xuất hàng loạt.
- Process: Hãy cắt bỏ các chi phí phát sinh không cần thiết khi nâng cao tốc độ sản xuất. Hoặc cách khác có thể là nâng cao trang thiết bị hiện đại hơn để tăng năng suất.
- Physical Evidence: Đẩy mạnh, tối ưu các chiến lược được đề ra ở giai đoạn triển khai.
Xem thêm: Ma trận SWOT là gì? Cách phân tích và xây dựng mô hình SWOT
Giai đoạn Bão hoà (Maturity)
Khi sản phẩm bước vào giai đoạn Bão hoà (Trưởng thành) khi doanh số sản phẩm bắt đầu tăng chậm lại và chuẩn bị chạm đỉnh. Lợi nhuận cao nhưng tăng trưởng lại thấp. Có một điều đáng chú ý đó là mức độ cạnh tranh ở giai đoạn này rất cao, dẫn đến chi phí khách hàng sẽ tăng lên.
Chiến lược Marketing đối với sản phẩm ở giai đoạn bão hoà
Chiến lược chung: Củng cố thương hiệu.
Khách hàng chủ yếu: “Late Majority” – đây là nhóm khách hàng tiêu dùng chậm, khi qua trend mới bắt đầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Chiến lược Marketing Mix:
- Product: Cải tiến đặc tính và chất lượng sản phẩm.
- Price: Tùy vào mức độ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp mới và nhỏ, chưa có tên tuổi thì nên định giá sản phẩm ở mức ngang hoặc là thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Còn với những doanh nghiệp lớn, đã xây dựng được tiếng tăm thì có thể định giá ở mức cao hơn đối thủ cạnh tranh để khẳng định chất lượng và giá trị sản phẩm.
- Place: Tiếp tục dùng những hệ thống phân phối đã được tạo dựng ở những giai đoạn trước đó.
- Promotion: Nội dung quảng cáo sẽ tập trung vào sự khác biệt từ sản phẩm của doanh nghiệp so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đẩy mạnh chăm sóc khách hàng. Dùng những công cụ sales promotion khi cần thiết như coupons, price packs, sản phẩm tặng kèm…
- People: Yếu tố tương tác với khách hàng được chú ý hàng đầu. Khi sự cạnh tranh của các đối thủ cao, thị trường bị giới hạn thì buộc doanh nghiệp cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng thật rõ ràng mới có thể giữ được chân họ.
- Process: Dừng việc đầu tư vào đẩy mạnh sản xuất. Thay vào đó, giữ sự ổn định tránh tăng chi phí. Tối ưu quy trình bán hàng, hệ thống thanh toán là việc nên làm trong giai đoạn này.
- Physical Evidence: Doanh nghiệp lúc này đã chiếm được phần nào chỗ đứng trong tâm trí khách hàng nên chỉ cần duy trì tần suất xuất hiện để khách hàng không đưa sản phẩm vào lãng quên.
Giai đoạn 4: Suy thoái (Decline)
Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ sống của một sản phẩm, là khi lợi nhuận và doanh thu của sản phẩm bắt đầu đi xuống. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ bắt đầu rút sản phẩm từ từ ra khỏi thị trường.
Chiến lược Marketing đối với sản phẩm ở giai đoạn suy thoái
Chiến lược chung: rút sản phẩm ra khỏi thị trường.
Khách hàng chủ yếu: “Laggards” – đây là nhóm khách hàng chấp nhận việc dùng sản phẩm lỗi thời, họ hỉ quan tâm tới tính năng và giá tiền chứ không quan tâm đến xu hướng tiêu dùng.
Chiến lược Marketing Mix:
- Product: Cải tiến sản phẩm khi cần thiết. Điều quan trọng doanh nghiệp cần làm là tính toán sản lượng sản xuất làm sao cho lượng hàng tồn kho không còn sau khi doanh nghiệp hoàn toàn rút sản phẩm khỏi thị trường.
- Price: Giảm đến hết mức có thể, dùng những chiến lược discount, allowance tăng cường khả năng thanh lý.
- Place: Xóa dần sản phẩm khỏi mọi điểm phân phối để giảm chi phí.
- Promotion: Nhằm hỗ trợ việc thanh lý, doanh nghiệp tăng cường sử dụng những công cụ sales promotion.
- People: Dần chuyển nguồn lực nội bộ sang phát triển sản phẩm mới. Sau đó tìm kiếm đối tác, cũng như khách hàng phù hợp với sản phẩm này.
- Process: Giảm số lượng sản xuất hàng hoá, cắt bỏ các quy trình bán hàng không cần thiết nhằm giảm chi phí phát sinh.
- Physical Evidence: Cắt giảm tất cả chi phí xây dựng thương hiệu, tập trung vào thực hiện chiến lược Marketing cho sản phẩm mới.
Xem thêm: Marketing truyền thống là gì? Những lợi thế của Marketing truyền thống
Mô hình mở rộng của 7P trong Marketing
Sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất quá trình phân khúc tiếp thị và xác định đối tượng mục tiêu, thì đoạn kế tiếp cần làm đó là định vị vị thế của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Mô hình 4C sẽ là một công cụ hữu ích không chỉ giúp cho doanh nghiệp bán được sản phẩm và còn giữ chân khách hàng bằng việc giao tiếp hiệu quả, trưng cầu ý kiến.
Chiến lược này buộc nhà tiếp thị thực sự hiểu đối tượng đang nhắm đến (họ đang cần gì và muốn gì?) trước khi tiến hành phát triển sản phẩm, đồng nghĩa với việc 4C sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi biết cách áp dụng 4C vào tiếp thị sẽ chiếm được lòng tin từ khách hàng, đồng thời tăng thu nhập, giá trị danh tiếng một cách bền vững.
1. Customer (Giải pháp cho khách hàng)
Chữ C đầu trong mô hình 4C này mang ý nghĩa là mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Thay vì doanh nghiệp bạn chỉ chăm chăm vào phát triển sản phẩm, tìm cách đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong cuộc sống khách hàng.
Một số yếu tố cần cân nhắc: Giá trị sản phẩm, dịch vụ, định vị trên thị trường, lợi thế cạnh tranh.
Bạn cần phải xác định rõ tập khách hàng mục tiêu và biết được nhu cầu của họ là gì. Bạn cần ghi nhớ những điểm như sau:
- Nếu muốn định vị sản phẩm, dịch vụ nhằm đạt lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp cần phải biết khách hàng muốn gì và cần gì. Sau đó tìm ra cách thích hợp nhằm xác định nhu cầu của họ.
- Giá trị sản phẩm trong mắt khách hàng sẽ là thước đo đánh giá “vị trí thị trường” của sản phẩm.
- Khi đã hiểu được khách hàng thì việc tạo ra sản phẩm có lợi cho họ không còn quá khó nữa.
2. Cost (Chi phí của khách hàng)
Chữ C thứ hai trong mô hình này là “chi phí của khách hàng”. Chi phí này không phải mỗi là giá của mặt hàng, mà nó sẽ gồm cả các yếu tố khác ví dụ như thời gian khách hàng đến địa điểm mua sản phẩm, chi phí sử dụng, chi phí vận hàng, chi phí xăng xe…
“Cost” cũng có thể gồm lợi ích, sự thiếu hụt của sản phẩm với khách hàng.
Một số yếu tố cần cân nhắc: Khả năng chi trả, giá trị, sự hài lòng.
Muốn đánh giá chi phí, hãy tham khảo các nguyên tắc dưới đây:
- Khách hàng sẽ phải chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của bạn đến mức nào? Bạn làm gì để xác định con số đó đã hợp lý đối với khách hàng hay chưa?
- Sản phẩm, dịch vụ đó có sinh lời ở mức giá mà khách hàng vẫn sẵn sàng chi trả không?
- Tổng chi phí thực tế mà khách hàng sẽ trả để có được sản phẩm, dịch vụ của bạn là bao nhiêu?
- Chi phí để họ đến địa điểm của bạn có khiến chi phí khách hàng tăng đáng kể không? Phí vận chuyển cộng thêm vào hoá đơn của họ sẽ là bao nhiêu?
- Thuế lẫn chi phí khác sẽ có tác động như thế nào đến tổng chi phí sản phẩm, dịch vụ?
3. Convenience (Sự tiện lợi cho khách hàng)
Convenience là sự thuận tiện, cũng giống như “Place” (địa điểm) của chiến lược 4P. Thế nhưng Convenience tiếp cận hướng đến khách hàng hơn Place.
Một số yếu tố cần cân nhắc: Rào cản khi mua và bán hàng trực tuyến.
Ở thời đại với tiến độ phát triển không ngừng, dẫn đến giá trị của sự tiện lợi dần dần được quan tâm nhiều hơn. Nó sẽ là yêu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng. Sau đây là một vài cách bạn nên xem xét:
- Khách hàng sẽ gặp phải khó khăn gì khi cố gắng tìm mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn? Doanh nghiệp bạn sẽ làm cách nào để giảm bớt, loại bỏ những trở ngại này?
- Liệu khách hàng tìm thấy được những gì mà họ đang tìm kiếm trên các website trực tuyến không? Họ sẽ chuyển từ lựa chọn sản phẩm sang thanh toán với thao thác bằng một vài cú nhấp chuột chứ?
- Mô tả sản phẩm liệu đã đủ chi tiết để khách hàng đưa ra quyết định mua hàng chưa?
- Trong quá trình mua hàng, khi khách hàng có thắc mắc, sẽ có hình thức hỗ trợ khách hàng nào được bạn cung cấp?
Ví dụ: Với ứng dụng Amazon, họ thiết kế những chế độ mang đến sự thuận tiện cho khách hàng như “mua hàng với một cú nhấp chuột”, “dịch vụ ship hàng 2 ngày miễn phí”, v.v.
4. Communication (giao tiếp)
Yếu tố cuối cùng và cũng là yếu tố quan trọng trong mô hình 4C, chính là Communication – giao tiếp. Giao tiếp giữ vai trò quyết định trong việc hoạt động tiếp thị kinh doanh. Nếu chiến lược 4C không có Giao tiếp thì khả năng cao sẽ không có hiệu quả.
Một số yếu tố cần cân nhắc: Mức độ tương tác của khách hàng, mạng xã hội, WIIFM (What’s in it for me).
Để đánh giá khả năng doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng của mình thế nào, bạn cần dựa vào vài yếu tố như sau:
- Tương tác với khách hàng thông qua giao tiếp nhằm xây dựng niềm tin khách hàng. Từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Mọi khách hàng đều sẽ muốn biết: “What’s in it for me” – Sản phẩm, dịch vụ đó sẽ mang đến cho “tôi” các những lợi ích gì.
Với sự phát triển manh mẽ của truyền thông ngày nay, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện được chiến lược tiếp thị này thông qua internet. Thể hiện mình có lắng nghe, tiếp thu ý kiến của khách hàng, từ đó tăng độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram và các nền tảng tương tự, các marketer có thể tạo ra các khảo sát, theo dõi và phân tích lượt thích, chia sẻ, review,…
Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược Marketing Online cho website hiệu quả
Case Study áp dụng 7P trong Marketing
Sau đây Mona Media, xin chia sẻ một số case study về 7p trong Marketing của các doanh nghiệp lớn, trong và ngoài nước, các bạn tham khảo:
Phúc Long
Nhắc đến trà sữa và trà nói chung thì chúng ta nghĩ đến ngay thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đó là Phúc Long. Hãy cùng Mona tìm hiểu xem Phúc Long đã áp dụng 7p trong Marketing như thế nào để đạt được thành công như ngày hôm nay.
Product (Sản phẩm)
Mộ trong những yếu tố quan trọng nhất của Marketing mix 7p đó là sản phẩm. Thương hiệu Phúc Long đã chọn chiến lược marketing tập trung vào nghiên cứu và phát triển theo USP độc nhất – hương vị độc đáo, khác biệt và duy nhất. Các sản phẩm đậm đà vị trà, đánh mạnh vào gu những người Việt “sành” hiện đang có gồm: Cà phê và Trà, Trà sữa, Nước trái cây, bánh tráng miệng (Bakery) và Đồ ăn mặn. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng của sản phẩm, Phúc Long còn còn mở rộng sản phẩm với hương vị đa dạng.
Một số đồ uống không thể không kể đến của thương hiệu: Cappuccino, Caramel coffee, rich milk, cà phê bạc hà đá xay, cà phê vanilla… Trà thì có trà đào sữa, trà thiết quan âm, trà sữa Phúc Long
Những sản phẩm đóng gói đến từ Phúc Long luôn ấn tượng bởi bao bì bắt mắt bên cạnh chất lượng tốt. Hơn nữa, thương hiệu liên tục thay đổi thiết kế để phù hợp với những dịp Tết, lễ trong năm. Mọi sản phẩm được trưng bày hợp lý, thuận tiện ở tất cả cửa hàng giúp người mua dễ dàng tiếp cận, lựa chọn và mua sử dụng.
Price (Giá cả)
Đối với Marketing mix 7p thì chiến lược định giá mà Phúc Long đã chọn đó là phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm, dịch vụ (Good-value Pricing). Bên cạnh đó, Phúc Long còn triển khai một số chiến lược khác như: Chiến lược giá sản phẩm theo dòng (Product line Pricing), Chiến lược giá combo (Combo Pricing), Chiến thuật giá khuyến mãi (Promotion Pricing). Sự phân khúc định vị giá này giúp thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm khách hàng trong từng thời điểm nhất định.
Chính sách giá bán của Phúc Long được xây dựng một cách hợp lý dựa vào 2 thế mạnh đó là Trà và Cà phê. Có thể nói rằng, mức giá mà Phúc Long đưa ra phù hợp với đại đa số người dân, từ học sinh, sinh viên đến nhân viên văn phòng, khách nước ngoài… Giá giao động từ 35.000 – 75.000 (VNĐ), bằng 50-70% giá của Trung Nguyên và chỉ bằng 30-50% giá của Starbuck, The Coffee Bean và Tea Leaf. Đây chính là điều đã giúp Phúc Long tiếp cận được số lượng đông đảo khách hàng chỉ trong một thời gian ngắn.
Đánh vào tâm lý khách hàng, Phúc Long cung cấp các giá bán theo combo khá thành công với những cụm từ “Giá chỉ”, “Tiết kiệm được”… trên những ấn phẩm. Thông tin về giá ưu đãi này được tung trong thời gian ngắn nhằm thu hút khách hàng, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận dễ dàng và hiệu quả. Phúc Long chấp nhận “thiệt” về lợi nhuận để có thể tăng độ “phủ sóng”, kéo khách hàng đến gần với thương hiệu hơn.
Place (Kênh phân phối)
Đối với 7p trong Marketing, đặc biệt là yếu tố phân phối thì Phúc Long triển khai hiệu quả “chiến lược phân phối chọn lọc”. Sản phẩm Phúc Long được trưng bày trực tiếp tại các chuỗi cửa hàng, đồng thời xuất hiện trên kệ các trung tâm thương mại, sêu thị và một số cửa hàng tiện lợi khác. Phúc Long Coffee & Tea hiện đang sở hữu số lượng 84 cửa hàng trên khắp cả nước, tập trung ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hoà, Đà Nẵng,… cùng với vị trí đắc địa.
Phúc Long ngoài ra còn mở rộng mạng lưới cửa hàng riêng và kiosk trong hệ thống các siêu thị của WinMart. Phúc Long đã vươn liên dẫn đầu chuỗi đồ uống bởi độ phủ lớn với số lượng kiosk vượt quá 1.000 điểm bán. Trong thời gian sắp đến, thương hiệu đang mong muốn mở thêm 100 cửa hàng flagship mới và 400 kiosk, đẩy nhanh việc mở kiosk tại những đô thị loại 2.
Promotion (Quảng bá)
Thương hiệu áp dụng Chiến lược đẩy (Push Marketing) và cả Chiến lược kéo (Pull Marketing). Tuy chiến lược đẩy không được thể hiện quá rõ ràng, Phúc Long không sử dùng nhiều kênh phân phối mà bán trực tiếp tại các cửa hàng, song việc phân phối sản phẩm đến trung tâm, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi vẫn chứng minh được việc tận dụng chiến lược này đã mang lại hiệu quả của yếu tố Promotion với 7p trong Marketing.
Còn về Chiến lược kéo, Phúc Long tận dụng bằng việc tự quảng cáo. Thương hiệu được phân bố rộng rãi ở những vị trí đắc địa gián tiếp làm cho khách hàng ghi dấu ấn các hình ảnh của Phúc Long. Bên cạnh đó, Phúc Long tích cực tăng tương tác với người dùng thông qua các phương tiện truyền thông và các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, YouTube…). Hơn nữa, thương hiệu tận dụng 351 màn hình với 240 spot TVCs ở hơn 130 cửa hàng Phúc Long Coffee and Tea. Đây là hình thức bắt mắt và dễ hấp dẫn, thu hút khách hàng. Và cuối cùng là việc thường xuyên chạy các chương trình khuyến mãi để tăng doanh thu.
People & Physical Evidence (Con người và Bằng chứng vật lý)
Cùng với sự phá cách, Phúc Long đã nhanh chóng hồi sinh và chiếm lĩnh thị phần. Chính vì thế, Phúc Long ưu tiên và luôn hướng đến việc nâng cao chất lượng trải nghiệm của người dùng. Không gian cửa hàng được trang trí theo phong cách hiện đại, mang lại cảm giác ấm cúng và rộng rãi, hơn nữa còn được thay đổi theo mùa hay các ngày lễ quan trọng trong năm, hấp dẫn khách hàng đến “check-in” và tận hưởng dịch vụ. Với thời gian hoạt động luôn mở cửa sớm và đóng cửa muộn giúp khách hàng có thể đến và thưởng thức thoải mái.
Phúc Long ngoài ra còn tập trung phát triển những loại trà tốt cho da và sức khoẻ. Các đồ uống giảm béo, ít đường cũng được cân nhắc. Bên cạnh việc mong muốn cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, thương hiệu này luôn đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, niềm nở, sẵn sàng hỗ trợ và chăm sóc khách hàng một cách chu đáo điều. Điều này cho thấy Phúc Long rất tập trung vào phát triển yếu tố People thuộc 7p trong Marketing.
Xem thêm: Outbound Marketing là gì? Outbound liệu đã hết thời hay chưa?
Coca Cola
Coca Cola không còn gì xa lạ với người dân trên toàn thế giới. Đây là thương hiệu nước uống toàn cầu lớn nhất và hãy cùng Mona tìm hiểu xem Coca Cola đã áp dụng 7p trong Marketing như thế nào.
Product (Sản phẩm)
Sở hữu danh mục sản phẩm lên đến hơn 500 nhãn hiệu sản phẩm, Coca Cola cung cấp gần 3.900 sự lựa chọn nước giải khát cho người dùng. Coca Cola hiện đang được đánh giá là thương hiệu có giá trị trên thế giới.
Hơn nữa, thương hiệu này đã đầu tư danh mục cho 21 thương hiệu với trị giá đến hàng tỷ Đô la, trong đó có 19 thương hiệu có những lựa chọn không có calo hoặc có chỉ số calo thấp. Điều đó cho thấy Coca Cola rất tập trung vào phát triển yếu tố Product của 7p trong Marketing.
Một số loại nước uống nổi bật từ Coca Cola có thể kể đến:
- Coca-Cola: Đây là nước giải khát phổ biến và bán chạy nhất trong lịch sử toàn cầu, cũng như là một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất thế giới.
- Sprite: Loại nước giải khát mang hương vị chanh được giới thiệu phổ biến vào năm 1961.
- Fanta: Đây là thương hiệu lâu đời đứng thứ hai của Coca Cola, có vị cam và được ra đời năm 1940.
- Diet Coke: Hay còn có tên gọi khác là Coca Cola light được bán trên nhiều thị trường. Là loại nước ngọt không đường, không calo và lần đầu xuất hiện vào năm 1982.
- Coca Cola Zero: Được ra mắt năm 2005, thương hiệu không đường này đã đạt được vị thế của thương hiệu triệu đô la vào năm 2007.
- Coca Cola life: Là thức uống có ít calo, được chiết xuất từ lá Stevia và đường mía.
Price (Giá cả)
Với Coca Cola, Pepsi chính là đối thủ cạnh tranh gần nhất trong phân khúc nước giải khát. Hai thương hiệu này đều định giá sản phẩm ở mức cạnh tranh. Vì vậy Coca Cola nghiên cứu rất kỹ Price của 7p trong Marketing để đáp ứng tốt nhất cho người tiêu dùng và mức độ cạnh tranh của thi trường.
Giá của các sản phẩm không quá cao đối với phân khúc khách hàng bình thường, cũng không quá thấp để khiến người dùng hoài nghi về chất lượng. Đây là chiến lược định giá của Coca nhằm nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Có một vấn đề đang diễn ra đó là khách hàng ngày càng giảm nhu cầu đối với những sản phẩm soda, khiến sự cạnh tranh về giá cả giữa Pepsi và Coca Cola trở nên khốc liệt hơn. Buộc giá đôi lúc phải thấp hơn trong khi trọng lượng tăng lên. Nhiều người chọn mua số lượng lớn để nhận được mức giá ưu đãi hơn so với những người mua lẻ.
Place (Kênh phân phối)
Coca Cola sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp toàn cầu. Các sản phẩm của công ty đã và đang được bày bán tại hơn 200 quốc gia từ 6 khu vực hoạt động: Châu Mỹ Latinh, Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và Châu Phi.
Những đối tác phân phối của Coca Cola có liên kết với khách hàng gồm: nhà hàng, cửa hàng tạp hoá, rạp chiếu phim, cửa hàng tiện lợi, công viên giải trí, người bán hàng rong…
Promotion (Quảng bá)
Chính sự cạnh tranh cao và gay gắt trong ngành sản xuất nước ngọt, nhiều thương hiệu hàng đầu đều sẵn sàng chi trả một khoản lớn vào việc quảng cáo nhằm thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận.
Ngoài những quảng cáo trên truyền hình, chiến dịch quảng cáo ngoài trời thì công ty còn chạy quảng cáo trên Internet, thông qua những phương tiện truyền thông xã hội. Mọi tài khoản mạng xã hội được dùng với mục đích kết nối với người theo dõi thương hiệu, người hâm mô, đồng thời thu hút và khuyến khích khách hàng tham gia các hoạt động được tổ chức từ công ty.
Bên cạnh việc Coca Cola hiện đang đầu tư khá nhiều vào tính bền vững, CSR, thương hiệu còn phát triển chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất bền vững. Việc đầu tư vào những dự án có lợi cho xã hội sẽ giúp Coca củng cố hình ảnh của mình trên thị trường. Nhờ tập trung vào yếu tố Promotion của 7p trong Marketing nên Coca Cola luôn có doanh thu khủng vào hằng năm, cụ thể là liên tục báo cáo lời và gần như dẫn dắt toàn bộ ngành nước uống giải khát có gas.
People (Con người)
Về yếu tố People của 7p trong Marketing thì Coca Cola hiện cũng là một nhà tuyển dụng lớn, tập trung vào việc quản lý nguồn nhân lực chiến lược nhằm hỗ trợ nhân viên hài lòng với công việc, đồng thời có thể phát triển nghề nghiệp. Hơn nữa, công ty cũng thiết lập hệ thống công nhận và khen thưởng để tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên.
Process (Quy trình)
Hệ thống của Coca Cola bao gồm cả những công ty Coca Cola trên toàn cầu và nhiều đối tác đóng chai khác nhau. Hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được hỗ trợ bởi những đối tác đóng chai này như một mạng lưới phân phối siêu lớn.
Coca Cola bán siro và sản phẩm cô đặc do họ sản xuất cho đối tác đóng chai, đây là nguồn tạo doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty. Sau đó các đối tác đóng chai sẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng và bán ra cho khách hàng trên toàn cầu.
Họ kết hợp những chất cô đặc lại cùng với nước, chất làm ngọt, nước có ga,… Tuỳ vào sản phẩm được đóng gói, bán và phân phối đồ uống thành phẩm. Hoạt động thành phẩm của Coca Cola chủ yếu là đóng chai, bán hàng và phân phối do công ty kiểm soát hoặc công ty sở hữu. Do sản xuất hàng loạt nên yếu tố Process của 7p trong Marketing được Coca Cola đầu tư vất nhiều vào để tối ưu tốt nhất, nhờ vậy mà Coca Cola sản xuất số lượng lớn một cách hiệu quả và có giá thành rất tốt khi đến tay người tiêu dùng.
Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)
Những hoạt động thực tế của Coca Cola trải khắp thế giới. Cơ sở hạ tầng vật chất của công ty gồm hoạt động sản xuất tập trung, trụ sở chính và các văn phòng khu vực trên toàn cầu.
Bên cạnh chai Coca Cola và tài liệu quảng cáo, có khá nhiều hàng hoá bên trong những cửa hàng bán lẻ cũng được xem là bằng chứng hữu hình.
Logo của Coca Cola mà bạn có thể nhìn thấy được trên bao bì hay trên những quảng cáo và tài liệu quảng cáo. Người dùng hầu như có thể bắt gặp bằng chứng về hoạt động kinh doanh của Coca Cola ở bất cứ đâu. Từ quảng cáo lớn ngoài trời đến một trong những chai nhỏ của các loại đồ uống từ Coca Cola.
Xem thêm: Referral Marketing là gì? 8 Hình thức và cách thực hiện tiếp thị giới thiệu
McDonald’s
McDonald’s là một cái tên gần như nổi tiếng hàng đầu của thế giới khi nhắc đến lĩnh vực thức ăn nhanh. Để đi đầu về thị trường fast food cũng như gà rán thì McDonald’s đã áp dụng 7p trong Marketing như thế nào, hãy cùng Mona tìm hiểu ngay bên dưới đây.
Product (Sản phẩm)
Món nổi tiếng không thể không nhắc đến của McDonald’s đó là món khoai tây chiên và hamburger. Những sản phẩm của McDonald’s gồm có:
- Hamburger.
- Bánh sandwich.
- Gà và cá.
- Salad.
- Đồ ăn nhẹ.
- Đồ uống.
- Đồ tráng miệng.
Khác với KFC, McDonald’s phát triển về cả thịt cá và gà, mang lại sự lựa chọn phong phú cho khách hàng. Thực đơn của thương hiệu này được biết đến trên khắp thế giới, nhưng sẽ có vài thay đổi đối với từng vị trí địa lý nhằm phù hợp với khẩu vị và sở thích của từng khách hàng ở địa phương.
McDonald’s mang giá trị cốt lõi chính là luôn cung cấp dịch vụ nhanh chóng. Bên cạnh đó, McDonald’s còn tạo nên sự khác biệt cho mình bằng việc phát triển đồ uống riêng cho mình mang tên McCafe.
Price (Giá cả)
McDonald’s luôn dùng chiến lược định giá cung cấp thực phẩm chất lượng cùng với giá tốt cho khách hàng. Đây là điều đã giúp thương hiệu thành công, xây dựng danh tiếng trở thành một trong những thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu toàn cầu trong nhiều năm. Thế nhưng, khi chi phí hoạt động tăng lên liên tục, McDonald’s cung cấp những món ăn kết hợp, đồng thời nỗ lực lôi kéo khách hàng, thu lợi nhuận qua việc bán combo để giúp khách hàng tiết kiệm hơn.
McDonald’s cũng thực hiện định giá theo gói, theo combo nhằm thúc đẩy chi tiêu của khách hàng (khiến họ cảm thấy họ có lợi hơn).
Place (Kênh phân phối)
McDonald’s đã và đang có mặt tại 120 quốc gia cùng hơn 40.000 điểm bán, số lượng cửa hàng này hiện đang áp đảo những thương hiệu đồ ăn nhanh khác trên thế giới.
Loại hình phân phối của McDonald’s khá đa dạng:
- Cửa hàng.
- Xe tải.
- Giao hàng trực tuyến.
Thương hiệu dùng chiến thuật phân phối đa kênh (Omi-chanel) đã giúp McDonald’s phát triển nhanh chóng, tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng.
Promotion (Quảng bá)
Để cạnh tranh với các nhãn hàng khác về thức ăn nhanh thì xây dựng chiến lược Promotion cho Marketing Mix 7p là cực kỳ quan trọng. Để có lòng trung thành và thu hút được sự quan tâm từ khách hàng, McDonald’s đã dùng rất nhiều chiến thuật và các hoạt động khuyến mãi. McDonald’s cũng đã tài trợ cho nhiều chiến dịch quảng bá nhằm phát triển thương hiệu. Các ưu đãi và khuyến mại giúp tạo nên cảm giác cộng đồng, sự liên kết giữa khách hàng và thương hiệu.
Đối tượng mục tiêu của McDonald’s là trẻ em, vì thế những chương trình tặng quà, tặng đồ chơi… thường tổ chức vào những dịp lễ để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, McDonald’s còn tổ chức một số chương tình nhằm tài trợ hoặc kết hợp với nhiều thương hiệu khác để quảng bá và tăng độ nhận diện thương hiệu. Ví dụ, năm 2014 McDonald’s đã tài trợ FIFA World Cup.
Xem thêm: Relationship Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Relationship Marketing
People (Con người)
Ba điều bạn có thể thấy được ở nhân viên McDonald’s đó là: Chuyên nghiệp, Lịch sự, Thân thiện. Thương hiệu luôn có quy trình đào tạo chuyên nghiệp cho nhân viên. Điều này giúp cho khách hàng luôn có được những trải nghiệm tốt nhất khi đến với McDonald’s. Nhờ nắm rõ yếu tố People của Marketing Mix 7p nên McDonald’s đã áp dụng rất tốt vào thực tế doanh nghiệp của mình, nhờ đó có được thành công như ngày hôm nay.
Process (Quy trình)
Đối với một thương hiệu của hàng đồ ăn nhanh thì yếu tố Process trong Marketing Mix 7p là yếu tố được xem là quan trọng nhất. Trong lĩnh vực công nghệ, McDonald’s luôn là thương hiệu tiên phong. Thương hiệu cung cấp cây gọi món tự động ở một số quốc gia, nâng cao trải nghiệm người dùng. Quy trình phục vụ của thương hiệu liên tục hoàn thiện và chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng dịch vụ khi nhượng quyền thương mại.
Physical Evidence (Bằng chứng vật lý)
Cửa hàng của McDonald’s luôn được đầu tư về không gian để mang lại cho khách hàng không gian thoải mái khi đến sử dụng dịch vụ. Nền tảng kỹ thuật cũng liên tục được McDonald’s đầu tư nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Mona Media tin rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có được cái nhìn tổng quát về mô hình 7P trong Marketing Mix. Hy vọng rằng bạn sẽ có thể áp dụng được mô hình này cho doanh nghiệp của mình một cách hợp lý và hiệu quả, giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận cao và đem về một lượng khách hàng ổn định nhé!
Notice: Undefined variable: postsMONA in /opt/www/monanew.monamedia.net/wp-content/themes/monatheme/single.php on line 496
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!