Nhận hoa hồng
17 Tháng Ba, 2023
Do-follow và No-follow là gì và cách nhận biết 2 loại link – công dụng của từng loại
Dofollow và Nofollow là 2 thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực SEO. Mỗi loại link đều được sử dụng vào những mục đích khác nhau, bài viết dưới đây của Mona Media sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng link Dofollow và Nofollow.
Dofollow và Nofollow là gì?
Dofollow và Nofollow
Khi bạn điều hành và phát triển 1 website thì bạn không lạ gì việc có đôi khi ta phải trích dẫn một website khác không phải website của mình, thuật ngữ SEO gọi là external link. Ví dụ khi đang đề cập tới quảng cáo Google Adword thì mình phải dẫn link tới https://adwords.google.com/ là một điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên có đôi khi liên kết mà ta dẫn tới đó không thật sự có độ uy tin cao, ngược lại nó còn làm ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của website bạn. Điều đó làm Google phát sinh ra một khái niệm mới về LINK là No-follow và Do-follow
Trong ví dụ trên, tôi cảm thấy adwords.google.com là một website rất uy tín và tôi không cần phải làm bất kì thay đổi gì cả, còn nếu bạn muốn trích dẫn một bài viết ví dụ như “website cá độ trực tuyến tại VietNam” -> lúc này bạn sẽ cảm thấy thật lo lắng nếu như có ai đó nghĩ bạn đang quảng cáo cho website kia, tệ hơn là Google có thể nghĩ rằng bạn đang cố tình dẫn người dùng về site đó. Để tránh điều này xảy ra thì các webmaster thường chọn thêm thuộc tính rel=no-follow trong link thẻ <a>. Đại khái nó sẽ nhìn như thế này:
<a href=”duong-dan” rel=”nofollow”>tên web</a>
Ngược lại của nofollow là dofollow. Link nếu không để gì cả hoặc để rel=dofollow để thông báo cho bot của bộ máy tìm kiếm biết là “Tôi khá chắc chắn về link kết này và user có thể bấm vào nó”.
Do-follow và no-follow ảnh hưởng như thế nào đến SEOer?
No-follow là thuộc tính được thêm vào các năm gần đây nhằm hạn chế việc spam content của các seo-er như việc comment vô tội vạ link vào các bài blog dù không liên quan. Thuộc tính no-follow làm thêm quyền hạn cho webmaster giúp họ hạn chế đại đa số những seo-er vô ý thức. Và giá trị của link có thuộc tính no-follow cũng bị sụt giảm nghiêm trọng gần như chỉ có giá trị khoản 1/100 của 1 link do-follow (tuy nhiên link no-follow vẫn rất cần thiết trong việc SEO)
Như các bạn đã biết, một trong những tiêu chí ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm của, làm cho website của bạn uy tín hơn trong mắt google đó là số lượng backlinks chất lượng đổ về website của bạn. Bạn sẽ không muốn mất thời gian tìm cách lấy 1 link no-follow trỏ về website và đâu là cách nhanh nhất để bạn biết được website đó có cho phép bạn đặt link no-follow hay không?
No-follow và Do-follow làm sao nhận biết được chúng?
Khi đọc một bài viết mà trong đó tác giả có trích dẫn link sang những trang web khác thì người đọc làm sao biết được đâu là link do-follow hay no-follow? thường thì họ không quan tâm và chỉ cần nội dung chất lượng, đủ kích thích đọc thêm và họ sẽ chủ động click và đường link đó và đọc tiếp, nhưng đối với dân làm SEO thì khác, họ luôn cần theo dõi và tìm hiểu nên cách phân biệt thuộc tính này khá quan trọng.
Đối với dân biết chút ít về HTML thì có thể nhấn phím F12 và coi thẻ <a> nếu trong thẻ có thuộc tính rel=”nofollow” thì đó là link no-follow và ngược lại nếu thẻ không có thuộc tính đó hoặc nó là rel=”dofollow” thì link được trích dẫn là link do-follow.
Nhưng như nói ở trên không phải ai cũng biết đọc code và điều đó khá tốn thời gian của các bạn nên hiện nay đã có những tiện ích của trình duyệt giúp bạn xem bằng mắt ngay trong bài viết và điều đó không làm bạn tốn thêm thời gian để tìm và kiểm tra link.
Ví dụ như trình duyệt FireFox thì có add-on “NoDoFollow” và Chrome thì có extension “Nofollow” và “Mona Nofollow” đây là những tiện ích giúp tô đậm những link nào có thuộc tính no-follow điều đó giúp chúng ta nhận biết một cách hoàn toàn chính xác và không tốn thời gian.
Do-follow tốt hơn hay no-follow tốt hơn?
Đây chắc hẳn là một câu hỏi không ít người thắc mắc. Trên lý thuyết thì link do-follow giúp webmaster báo cho google biết là “ừ! Đây là cái thằng ok tôi giới thiệu nó cho bạn đó, Index nó đi” và trang bạn link tới được +1 điểm trong thuật toán xếp hạng của ông lớn Google và trang của bạn cũng được thơm lây. Còn link có thuộc tính no-follow thì ý nói “này! Tôi không chắc chắn về liên kết này đâu nhé và cũng không chịu trách nhiệm nếu website đó không tốt đâu!” Vì vậy nên Google chỉ đánh giá trang web kia và tăng cho nó lượng traffic chứ không cộng điểm cho nó.
Nhưng. Sẽ làm sao nếu website của bạn hoàn toàn là Do-follow? Thật không tự nhiêu đúng không nào. Và điều này cũng rất nguy hiểm nếu website của bạn là một forum và thành viên đăng bài trên đó là một seo-er cho website cá độ bóng đá hay một web đen. Chẳng khác nào bạn nói trang web cá độ kia là uy tín và website XXX kia là có nhiều nội dung hay. Vì vậy trong một website link Do-follow và No-follow luôn được Google thích nhưng nó sẽ thích hơn thuộc tính do-follow và ít quan tâm với thuộc tính no-follow.
Trên đây là một số kiến thức về thuộc tính do-follow và no-follow mà chúng tôi đúc kết được trong quá trình làm việc.
Mong nó sẽ giúp ích cho các bạn về mặt kiến thức. Đây là một extension của chrome do chúng tôi phát triển, nó rất tốt và giúp ích cho các bạn phân biệt chính xác link do-follow và no-follow.
Thanks.
')}
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!