SEO

18 Tháng Ba, 2023

Sitemap là gì? Cách tạo sitemap và khai báo với Google

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50

Sitemap là gì? Làm sao để tạo sitemap và khai báo nó với Google – Chắc hẳn đây là câu hỏi mà các newbie mới làm quen với các thủ thuật SEO cho website thường thắc mắc. Có thể nói rằng, Sitemap được ví như một bước đi vô cùng quan trọng, giúp hướng dẫn bot Google đến với tất cả các nội dung trên website một cách nhanh chóng hơn. Với bài viết này, Mona Media sẽ giải đáp giúp bạn “tất tần tật” về Sitemap cũng như cách tạo và khai báo đơn giản.

Sitemap là gì?

Sitemap (sơ đồ website) là một file liệt kê các trang và tệp tin trên website. Danh sách liệt kê được sắp xếp theo dạng sơ đồ phân tầng (giảm dần sự quan trọng) giúp các công cụ tìm kiếm:

  • Thu thập dữ liệu trên trang web của bạn hiệu quả hơn
  • Biết những URL nào bạn muốn ưu tiên xuất hiện
  • Hiển thị kết quả trên trang tìm kiếm thông minh hơn

Sitemap là gì?

Các loại Sitemap

Có 2 loại Sitemap chính phổ biến và đều đem lại lợi ích cho SEO :

HTML Sitemap (dành cho người dùng website)

HTML Sitemap là sơ đồ website xây dựng bằng mã HTML giúp cho người dùng dễ tiếp cận mục họ đang tìm hơn

HTML Sitemap nên được đặt ở phần Footer để người dùng dễ tìm thấy nhất

HTML Sitemap ở footer

XML Sitemap (dành cho bot công cụ tìm kiếm)

XML Sitemap được tạo nên với mục đích giúp bot của các công cụ tìm kiếm định hướng và thu nhập thông tin trên website dễ dàng, nhanh chóng hơn.

XML Sitemap indexCác loại Sitemap khác

Thông qua các sitemap phụ này, Google có thể thu nhập dữ liệu theo những cách phù hợp hơn với các loại website đặc biệt như website tin tức, website sử dụng media là nội dung chính (website dịch vụ ảnh cưới, website bán hình ảnh, video…), …

  • Sitemap Index: Tập hợp các Sitemap được đính kèm và được dùng để đặt trong file robots.txt
  • Sitemap-category.xml: Tập hợp cấu trúc của các danh mục trên website.
  • Sitemap-products.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết về các sản phẩm trên trang.
  • Sitemap-articles.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết của từng bài viết trên website.
  • Sitemap-tags.xml: Sitemap dành cho các thẻ trên website.
  • Sitemap-video.xml: Sitemap dành riêng cho video trên các page, website.
  • Sitemap-image.xml: Sitemap dành cho các link về hình ảnh.

Để giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc xây dựng các website có cấu trúc đặc biệt, Mona Media cung cấp gói thiết kế website theo mẫu đã được tối ưu chuẩn SEO 100%.

mẫu website mona

Tại sao website cần dùng Sitemap?

Tại sao HTML Sitemap dành cho người dùng có thể đem lại lợi ích cho SEO?

  • Giúp người dùng dễ sử dụng website hơn, là một trong những yếu tố được Google đánh giá cao vì Google đã khẳng định rằng trải nghiệm người dùng tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng của bạn trên trang tìm kiếm.
  • Không chỉ vậy có thêm sự xuất hiện của các keywords chính giúp bạn có thêm lợi thế cạnh tranh thứ hạng
Tại sao cần sitemap.

Tại sao website của bạn lại cần sitemap?

Ảnh hưởng đến quá trình SEO

Sitemap trong website có ảnh hưởng đến quá trình SEO website của bạn. Nó góp phần thông báo cho công cụ tìm kiếm Google biết rằng, trang web của bạn có chuẩn SEO hay không.

Ví dụ: Bạn có một số bài viết trên website nhưng lại không (hoặc chưa) được Index. Vậy trong trường hợp đó, Sitemap chính là công cụ khai báo cho Google về bài viết này. Từ đó, Google sẽ Index cho những bài viết này nhanh chóng hơn.

Trước khi triển khai kế hoạch SEO, Mona luôn thực hiện một công việc đó là Audit website để kiểm tra xem website đã có sitemap chưa. Nếu chưa có, đội ngũ SEO Mona sẽ tiến hành tạo và gửi sitemap.

Kèm với đó, Mona cũng tiến hành audit và khai báo các mục khác như Robots.txt, tạo Schema, Google Business, đăng ký và index doanh nghiệp trên Google,… nhằm giúp Google nhận biết doanh nghiệp nhanh hơn mà không cần vài tháng, vài năm mới có thể hiểu được như trước khi SEO.

Đọc ngay: SEO Audit là gì? SEO Audit được thực hiện như thế nào?

Công việc này khai báo Sitemap và tối ưu website được chúng tôi thực hiện cho mọi dự án, nhằm giúp website có nền tảng tốt, nhanh chóng đạt hiệu quả khi SEO. Để hiểu rõ hơn cách Mona tối ưu SEO cho các website, bạn hãy tham khảo ví dụ chi tiết thông qua một vài dự án mà chúng tôi thực hiện sau đây.

Dự án SEO cho thương hiệu Phân bón Hà Lan

Dự án SEO cho thương hiệu Phân bón Hà Lan

Dự án SEO cho thương hiệu Saigon Retro Vape Shop

Dự án SEO cho thương hiệu Saigon Retro Vape Shop

Dự án SEO cho thương hiệu Võ Minh Thiên Logistics

Dự án SEO cho thương hiệu Võ Minh Thiên Logistics

Ngoài 3 dự án tiêu biểu bên trên, Mona đã thành công đưa hơn 300+ doanh nghiệp lên top, phủ sóng toàn ngành và đạt được các mục tiêu doanh số bền vững từ SEO mà không cần quảng cáo. Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

HƠN 300+ DOANH NGHIỆP ĐÃ THỐNG LĨNH NGÀNH MÀ KHÔNG CẦN QUẢNG CÁO

XEM NGAY CÁCH HỌ ĐÃ THỰC HIỆN…

case dự ắn

Không chỉ thành công đưa các thương hiệu lên top, Mona còn đang là đơn vị thống lĩnh thị trường ở cả 3 mảng thiết kế website, dịch vụ SEO và web hosting – nhóm ngành đứng top 10 khó nhất thị trường Việt Nam hiện nay. Điều này cũng khẳng định năng lực, uy tín của chúng tôi trong việc tạo ra hiệu quả cho các doanh nghiệp khi tiếp thị với SEO.

Nếu bạn cũng đang muốn mở rộng danh tiếng, phát triển thương hiệu và tăng trưởng doanh thu bền vững thì SEO tổng thể tại Mona Media sẽ là hướng đi phù hợp cho bạn.

liên hệ mona media

Giúp Google index website mới nhanh hơn

Sitemap sẽ rất hữu ích cho các website mới vừa thành lập.

Những website mới này luôn gặp nhiều khó khăn về vấn đề Index, do có quá ít backlink trở về. Vậy, Sitemap sẽ rất hữu ích cho các bot của bộ máy tìm kiếm lùng sục trong Site của bạn để lập Index, vì nó thay bạn thông báo với Google vào Index website của bạn, đem lại lợi ích cho chiến lược SEO.

Hỗ trợ trải nghiệm người dùng khi website có sitemap

Về phương diện người sử dụng, Sitemap trong website giúp cho người truy cập có thể định hình và hiểu được cấu trúc của trang web rõ hơn, đồng thời có thể truy cập và tìm kiếm thông tin mà họ cần một cách chính xác nhất.

Sitemap càng chi tiết, phân cấp càng rõ ràng thì khả năng gia tăng trải nghiệm, thu hút người dùng càng cao.

Các website nào cần dùng XML Sitemap?

Theo Google, nếu website của bạn là một website bình thường không có quá nhiều trang hoặc quá nhiều media và các trang được liên kết với nhau đúng cách thì bot vẫn sẽ dễ dàng tiếp cận toàn bộ trang trên website mà không cần Sitemap.

Tuy nhiên Sitemap vẫn là một trong những tiêu chí giúp tối ưu SEO và trong một số trường hợp đặc biệt, sitemap có vai trò rất quan trọng như:

  • Các website mới hoặc website đã có nhiều nội dung nhưng không xây dựng hệ thống link liên kết nội bộ (internal link) nên tạo XML Sitemap ngay để được Google Index (lập chỉ mục) nhanh hơn
    Tham khảo: Những cách giúp Google Index nhanh hơn
  • Một website thương mại điện tử sở hữu nhiều danh mục lớn và hàng trăm danh mục con. Tạo sitemap cho website sẽ giúp bot crawl hiệu quả hơn và hiển thị kết quả tìm kiếm sản phẩm chính xác hơn
  • Nếu bài viết của bạn bị copy hoặc được dùng để trích dẫn cho nhiều website thì Sitemap có thể chứng minh cho Google rằng bài viết của bạn là bài viết gốc với các thông tin lưu trữ tại Sitemap

Cách xem sitemap của website

Bạn có thể xem sitemap của website bằng cách thêm sitemap.xml vào phần đuôi của địa chỉ website.

Ví dụ: https://www.example.com/sitemap.xml

Cách xem sitemap của website

Nếu website không trả về kết quả (giao diện khác nhau tùy website) nghĩa là bạn vẫn chưa tạo file sitemap.

Hướng dẫn cách tạo Sitemap cho website

Việc khai báo sitemaps với Google là việc có thể thực hiện bất cứ lúc nào, nhưng việc xây dựng sitemaps là điều bạn phải lên kế hoạch từ trước khi bạn thiết kế websitetùy loại hình website mà cấu trúc sitemaps, cấu trúc website sẽ khác nhau (website cung cấp dịch vụ cơ bản khác với các website bán hàng TMĐT có nhiều danh mục sản phẩm, loại sản phẩm khác nhau).

Và nó cũng có ảnh hưởng lớn đến chiến thuật SEO sau này – vì thế bạn nên làm cho nó chỉnh chu ngay từ đầu để rút ngắn quãng đường làm SEO (vì sau này bạn nhận thấy sự hạn chế của sitemaps hiện tại, muốn thay đổi thì Google sẽ mất thời gian để index lại các đường URL mới, hoặc nếu có sử dụng Redirect 301 thì nó cũng không đạt được hiệu quả ngay tức thì).

Cách tạo HTML Sitemap

Tạo HTML Sitemap cho WordPress

Với Website WordPress thì plugin Simple Sitemap là giải pháp tối ưu nhất. Simple Sitemap tích hợp cho website bạn tính năng xây dựng và thiết kế HTML Sitemap trực tiếp bằng trình soạn thảo mặc định dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi

Tạo HTML Sitemap cho WordPress

Tạo HTML Sitemap thủ công

Với phương pháp tạo HTML Sitemap bằng cách lập trình thủ công bạn có thể sử dụng các tag <ol> hoặc <ul> kết hợp với CSS để có HTML Sitemap đúng ý nhất

Tạo HTML Sitemap thủ công

Cách tạo XML Sitemap

Tạo XML Sitemap cho Website WordPress

Hướng dẫn cách tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO

Yoast SEO là plugin rất phổ biến hỗ trợ tối ưu SEO của website WordPress. Yoast SEO cung cấp rất nhiều công cụ giúp đảm bảo website được tối ưu SEO một cách đầy đủ nhất bao gồm cả tính năng tạo XML sitemaps.

Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Yoast SEO

Bạn có thể cài đặt Yoast SEO trực tiếp tại kho Plugin của WordPress hoặc tải về qua link https://wordpress.org/plugins/wordpress-seo/. Sau đó kích hoạt Yoast SEO khi quá trình cài đặt hoàn tất

Cài đặt và kích hoạt Yoast SEO

Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt – thiết lập – sử dụng Yoast SEO

Bước 2: Mở cài đặt nâng cao cho các trang

Sau khi kích hoạt,

  • Chọn Yoast SEO ở thanh điều khiển -> Dashboard
  • Chọn tab Features -> Advanced setting pages -> chuyển sang Enabled để kích hoạt tính năng chỉnh sửa nâng cao

Mở cài đặt nâng cao cho các trang

Bước 3: Kích hoạt XML Sitemap

Sau khi kích hoạt chỉnh sửa nâng cao:

  • Chọn vào mục XML Sitemaps mới xuất hiện ở thanh điều khiển
  • Chuyển sang Enabled để kích hoạt XML Sitemaps.
    Tại mục này bạn có thể chỉnh sửa file XML Sitemap như max entries, các bài post nào không được xuất hiện,… Nếu bạn sử dụng một website bình thường không có yêu cầu gì đặc biệt thì không cần điều chỉnh gì cả.

Kích hoạt XML Sitemap

Bước 4: Kiểm tra

Kiểm tra XML Sitemap bằng cách thêm sitemap.xml vào cuối domain, các website tạo Sitemap thành công bằng plugin Yoast SEO sẽ có giao diện tương tự như sau:

Tạo XML Sitemap bằng plugin Google XML Sitemaps

Google XML Sitemaps là một plugin nổi tiếng chuyên dùng để tạo XML Sitemaps, được nhiều người sử dụng nếu đang dùng plugin SEO khác Yoast SEO.

Bước 1: Cài đặt và kích hoạt plugin Google XML Sitemaps

Bạn có thể cài đặt Google XML Sitemaps trực tiếp tại kho Plugin của WordPress hoặc tải về qua link https://wordpress.org/plugins/google-sitemap-generator/. Sau đó kích hoạt khi quá trình cài đặt hoàn tất.

Cài đặt và kích hoạt plugin Google XML Sitemaps

Bước 2: Thiết lập XML Sitemaps

Sau khi kich hoạt, vào Settings -> chọn XML Sitemaps và bắt đầu thiết lập:

Thiết lập XML Sitemaps

  • Sitemap Content: những nội dung sẽ bao gồm trong Sitemap
    Sitemap Content.
  • Excluded items: Loại trừ các trang, bài post, hoặc danh mục bạn không muốn xuất hiện trong Sitemap
    Excluded Items.
  • Priorities: Các trang ưu tiên mà bạn muốn bot chú ý & thường xuyên thu nhập dữ liệu hơn so với bình thường
    Priorities
  • Change Frequencies: đây là các mục mặc định chỉ nên thay đổi khi bạn có kế hoạch content cần bot của công cụ tìm kiếm thu nhập dữ liệu thường xuyên hơn.
    Change Frequencies.

Bước 3: Hoàn tất và kiểm tra

Sau khi thiết lập xong, hãy kiểm tra XML Sitemap mà plugin đã tạo cho website. Giao diện của trang XML Sitemap do plugin Google XML Sitemaps tạo sẽ giống như sau:

kiểm tra XML Sitemap

Tạo XML Sitemap bằng công cụ Online XML-Sitemaps.com

Công cụ tạo sitemap online XML-Sitemaps.com sẽ cung cấp file XML theo đúng ý bạn để áp dụng vào Sitemap của website

công cụ Online XML-Sitemaps.com

Bước 1: Truy cập vào website http://www.xml-sitemaps.com/

Bước 2: Nhập URL và chọn Start

Bạn có thể bật/tắt một số tùy chọn trước khi bắt đầu:

  • Tự động tính toán mức độ ưu tiên
  • Bao gồm thông tin của lần thu nhập dữ liệu gần nhất

Bước 3: Sau khi quá trình xử lý kết thúc -> chọn View Sitemap Details

Bước 4: Tải Sitemap về

Bước 5: Upload file XML lên Hosting tại thư mục của website và kiểm tra với URL www.example.com/sitemap.xml

Khai báo Sitemap của bạn đến Google

Để khai báo Sitemap đến Google bạn cần phải sử dụng công cụ Google Search Console để thao tác.

Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Search Console đã xác minh quyền sở hữu tên miền website của bạn

xác mình quyền sở huux tên miền với Search Console

Bước 2: Chọn mục Sitemaps (sơ đồ trang web) -> nhập đoạn URL trỏ về sitemap (thường là sitemap.xml) -> Submit (gửi)

Bước 3: Sau khi submit, Google sẽ crawl toàn bộ website theo sitemap

  • Nếu không trang nào có lỗi, thì sẽ thông báo trạng thái thành công
  • Nếu gặp lỗi trong quá trình submit thì Google Search Console sẽ thông báo các lỗi phát hiện được để bạn có thể chỉnh sửa và submit lại.

Sau khi Submit thành công thì, file sitemap sẽ giúp cho website được thay đổi cách crawl từ bot cho phù hợp hơn.

Bên cạnh đó file sitemap còn có thể tự động cập nhật và lưu trữ các thông tin:

  • Tần suất mỗi trang được cập nhật
  • Khi các trang được thay đổi lần cuối
  • Các trang quan trọng nên thường xuyên crawl

Tuy nhiên với các trang hoặc bài viết rất quan trọng và bạn muốn được Google Index (lập chỉ mục) nhanh nhất có thể thì hãy trực tiếp Submit URL lên Google để được vào hàng chờ ưu tiên.

Ngoài ra bộ công cụ Google Search Console còn cung cấp thêm nhiều tính năng rất hữu ích khác như:

Có nên tách nhỏ Sitemap?

Vì sao nên tách nhỏ Sitemap?

Mỗi lần có bài viết mới, chúng ta thường thêm nó vào Sitemap theo thứ tự mới nhất đứng đầu, và giảm dần. Khi Google chạy qua đọc file Sitemap, sẽ Index bài viết mới nhất.

Vấn đề nằm ở chỗ, nếu Sitemap có tới tận 50,000 đường link, thì chắc hẳn Google sẽ mất rất nhiều công sức để download cái Sitemap đó về và phân tích. Chưa kể nếu bạn Submit bài viết liên tục, nguy cơ lớn phát sinh đó là Google phải download liên lục file Sitemap.

Trên thực tế, Google sẽ check lại file Sitemap khoảng 1 lần/ngày hoặc 1 lần/ tuần để chắc chắn không có đường link nào được bỏ sót. Các plugin Sitemap thường gom hàng nghìn link lại trong 1 Sitemap.

Vậy nên, việc tách nhỏ Sitemap để tăng tốc cho Google cũng là một trong những việc mà bạn có thể cân nhắc. Trên thực tế, chia nhỏ Sitemap có thể tiết kiệm băng thông, đồng thời để Google quét chúng với tốc độ nhanh nhất.

Chia nhỏ Sitemap như thế nào?

Hãy chia khoảng 500 link cho mỗi Sitemap nếu bạn sử dụng các plugin tạo Sitemap hoặc nếu chúng có cấu hình chia nhỏ Sitemap.

Bạn cũng có thể chia nhỏ Sitemap theo phân loại nội dung: Sitemap bài viết, Sitemap video, Sitemap category, Sitemap ảnh,…

Chia nhỏ sitemap sẽ tốt hơn.

Tách nhỏ Sitemap giúp tiết kiệm băng thông và giúp Google quét nhanh hơn.

Kết luận

Sitemap luôn là một trong những yếu tố, công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động SEO của bạn, bởi nó giúp bot Google có thể truy xuất những bài viết trên trang web rất nhanh, ngay cả khi website của bạn được tối ưu liên kết internal kém. Mona Media tin rằng bài viết trên đã mang lại khá nhiều thông tin, trải nghiệm hữu ích về các khái niệm như Sitemap là gì, hay các hướng dẫn về cách tạo Sitemap và khai báo đơn giản để bạn bổ sung, khắc phục các vấn đề cũng như khiến website của mình trở nên thân thiện hơn trong mắt người sử dụng cũng như các công cụ tìm kiếm. Chúc bạn thành công!

Ngoài ra nếu bạn cần tư vấn về chiến lược SEOdịch vụ SEO thì bạn có thể liên hệ ngay với Mona Media theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất:

dịch vụ seo tổng thể mona media

  • Hotline: 1900 636 648
  • Email: info@mona-media.com
  • Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8. phường 7, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Notice: Undefined variable: postsMONA in /opt/www/monanew.monamedia.net/wp-content/themes/monatheme/single.php on line 496

Bài viết liên quan


Notice: Undefined variable: postsMONA in /opt/www/monanew.monamedia.net/wp-content/themes/monatheme/single.php on line 531

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona