Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
Các bước lập kế hoạch Marketing bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
Marketing trong bán hàng sẽ dựa trên mục tiêu, kế hoạch, đối tượng bán hàng, hình thức quảng cáo, thế mạnh của công ty,… Thực hiện lập kế hoạch Marketing bán hàng là cách tạo ra chiến lược tổng thể giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện ra rủi ro và đến gần với sự thành công. Bài viết dưới đây, Mona Media sẽ giúp bạn nắm rõ kế hoạch Marketing là gì? Và tổng hợp từ A đến Z các bước lập kế hoạch bán hàng và Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng các bạn có thể tham khảo và định hướng chiến lược tốt nhất cho đơn vị bán hàng của mình.
Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch Marketing (Marketing Plan) là một văn bản pháp lý được dùng để điều hành các hoạt động Marketing cho một thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ nào đó của doanh nghiệp.
Bản kế hoạch Marketing sẽ bao gồm các thành phần quan trọng:
- Phân tích về tình hình thị trường
- Xác định thị trường Marketing mục tiêu
- Đề ra các mục tiêu kế hoạch Marketing cụ thể
- Phương tiện để thực hiện mục tiêu
- Dự trù ngân sách cho chiến lược Marketing
Khi doanh nghiệp có được bản kế hoạch truyền thông Marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng vị trí của mình trên thị trường. Từ đó đề xuất các chiến lược kinh doanh phù hợp giúp phát triển công ty trong tương lai.
Tại sao mọi doanh nghiệp cần lập kế hoạch Marketing?
Kế hoạch Marketing có vai trò quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Một số lý do dưới đây sẽ giúp bạn giải thích câu hỏi vì sao cần lập Marketing Plan trước khi kinh doanh.
Doanh nghiệp dễ dàng thấu hiểu khách hàng
Một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh sẽ phân tích rõ Insight khách hàng mục tiêu. Vì thế doanh nghiệp có thể dựa vào plan Marketing mà thấu hiểu những nhu cầu/hành vi của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này cũng là một lợi thế để giúp doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường.
Giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu Marketing
Bất kỳ doanh nghiệp lớn hay nhỏ nếu muốn thành công điều cần có một mục tiêu kế hoạch Marketing rõ ràng. Chính vì vậy, việc lập bản kế hoạch Marketing phù hợp với tầm nhìn & sứ mệnh của công ty sẽ giúp doanh nghiệp có những định hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp ở từng giai đoạn.
Đảm bảo hướng đi rõ ràng cho doanh nghiệp
Một bản kế hoạch hoàn chỉnh là cách giúp doanh nghiệp biết được họ phải làm gì để đạt được các mục tiêu Marketing. Nhờ Plan Marketing này mà các quản lý có thể dễ dàng kiểm soát các hoạt động Marketing và đội ngũ nhân viên công ty cũng sẽ tập trung hơn vào công việc của mình. Điều này sẽ giúp năng suất làm việc được tăng mạnh, doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Những nội dung cần có của một bản Marketing Plan
Dưới đây là 9 nội dung cần phải có trong một bản kế hoạch Marketing mà bạn cần nắm rõ.
1. Bản tóm tắt nội dung – Executive Summary
Bản tóm tắt hoạt động Marketing thông thường được trình bày ngắn gọn, súc tích về các đề xuất ý tưởng phù hợp với tình hình doanh nghiệp ở hiện tại. Nhằm giúp các nhà lãnh đạo có thể đưa ra đánh giá liệu bản kế hoạch Marketing này có phù hợp với bối cảnh thị trường hay không.
Đồng thời bản tóm tắt nội dung còn giúp doanh nghiệp đánh giá chi tiết về mức độ khả thi của kế hoạch này là bao nhiêu phần trăm? Và khi bản tóm tắt kế hoạch Marketing được phê duyệt bởi các ban lãnh đạo thì các bước tiếp theo mới có thể thực hiện.
2. Tình hình Marketing hiện tại của doanh nghiệp – Current Marketing Situation
Bạn cần liệt kê chi tiết về tình hình Marketing hiện tại của doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản trị nắm rõ để đánh giá mức độ khả quan của chiến lược Marketing, bao gồm:
- Phân tích tình hình thị trường: Đưa ra những dữ liệu thông tin đã thu thập từ trước về tâm lý của người dùng, xu hướng tiêu dùng hiện nay ra sao, mức độ tiêu thụ của sản phẩm/dịch vụ đó trên thị trường,…
- Phân tích sản phẩm/dịch vụ: Cần chi tiết về thông tin/tính năng của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bao gồm: chi phí sản xuất, giá bán, doanh thu, lợi nhuận, vị trí của sản phẩm đó trên thị trường hiện nay,…
- Phân tích đối thủ: Đưa ra các thông tin về đối thủ cả trực tiếp và gián tiếp trên thị trường. Ngoài ra bạn cần phân tích rõ quy mô của đối thủ, các kênh tiếp thị mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng. Tổng hợp những thông tin này thì bạn mới có thể đưa ra bản kế hoạch phù hợp mới có cơ hội cạnh tranh.
- Phân tích kênh tiếp thị: Dựa vào những thông tin đã phân tích và tổng hợp bên trên. Doanh nghiệp có thể đánh giá và lựa chọn cho mình kênh phân phối sản phẩm phù hợp và hiệu quả để mang đến cho khách hàng.
3. Những cơ hội và vấn đề tại doanh nghiệp – Opportunities and Issue Analysis
Đây là bước quan trọng để giúp nhà quản trị có thể đưa ra những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch Marketing. Bạn có thể dùng mô hình SWOT để phân tích những cơ hội/thách thức, điểm mạnh/điểm yếu, vấn đề của doanh nghiệp. Cụ thể phân tích:
- Những cơ hội/thách thức: Liệt kê danh sách các cơ hội của doanh nghiệp có thể tận dụng để phát triển. Đồng thời chỉ ra những thách thức có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.
- Điểm mạnh/điểm yếu: Phân tích những điểm mạnh mà doanh nghiệp đang sở hữu để tiếp tục phát huy. Và đưa ra những giải pháp để hạn chế các điểm yếu còn tồn tại trong doanh nghiệp.
- Phân tích vấn đề: Thông qua 2 mục phân tích trên về cơ hội/thách thức, điểm mạnh/điểm yếu thì bạn sẽ đưa ra phân tích chính xác về vấn đề mà Plan Marketing cần phải giải quyết là gì.
4. Đặt mục tiêu – Objectives
Việc đặt mục tiêu cho kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp triển khai các chiến lược Marketing đúng phương hướng với mong muốn đạt được.
Các mục tiêu của Kế hoạch Marketing thường bao gồm:
- Đề ra các phương án cụ thể nhằm đưa sản phẩm tiếp cận đúng với khách hàng đang có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Các hoạt động triển khai Marketing phải đảm bảo rút ngắn khoảng cách với mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra.
- Xác định vị thế mà doanh nghiệp có thể đạt được sau thời gian hoạt động Marketing
- Đưa ra những con số mà doanh nghiệp có thể đạt được. Từ đó đánh giá các khoản chi phí & lợi nhuận thu được sau khi triển khai chiến lược bán hàng Online. Đồng thời cần đo lường các rủi ro nếu có xảy ra.
5. Xác định chiến lược Marketing – Marketing Strategy
Chiến lược Marketing được tiến hành xây dựng khi hoàn thành 4 hạng mục như đã liệt kê phía trên. Một chiến lược Marketing hoàn hảo cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Rõ ràng và cùng hướng tới mục tiêu của bản kế hoạch Marketing mà doanh nghiệp đề ra ban đầu.
- Phân chia mốc thời gian thực hiện và hoàn thành của từng nhóm hoạt động Marketing cụ thể.
- Từng chiến lược đề ra cần phải thống nhất & phù hợp với từng giai đoạn triển khai của bản kế hoạch Marketing.
Thông thường một Plan Marketing sẽ cần phải đưa ra nhiều chiến lược bán hàng nhằm lựa chọn phù hợp cho từng giai đoạn triển khai kế hoạch. Vì vậy, để chiến lược Marketing được đánh giá cao từ các ban quản trị, và nó thực sự mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp, bạn cần đầu tư nhiều với việc nghiên cứu thị trường & đối thủ.
6. Chương trình hành động – Action Programs
Ở giai đoạn này, bạn cần lên danh sách cụ thể từng hoạt động thực hiện trong kế hoạch Marketing. Danh sách các yếu tố bắt buộc phải đề cập tới đó là:
- Liệt kê danh sách những công việc, hoạt động cụ thể cần triển khai
- Các mốc thời gian thực hiện cho từng hoạt động
- Số lượng nhân sự cho từng hạng mục
- Chi phí dự tính cho mỗi hoạt động Marketing
7. Dự tính lỗ và lãi: Project Profit and Loss Statement
Việc dự tính được lỗ và lãi khi thực hiện Plan Marketing sẽ giúp doanh nghiệp thấy được những hậu quả mà mình có thể đối mặt khi triển khai kế hoạch. Đây được xem là bước quan trọng nhằm giúp ban lãnh đạo của công ty có thể đánh giá được là có nên triển khai kế hoạch Marketing này hay không?
Để ước tính lỗ và lãi của bản kế hoạch, bạn cần liệt kê cụ thể những khoản sau:
- Ước tính các khoản chi phí khi vận hành Plan Marketing
- Ước tính các khoản khác như chi phí bán hàng, thuế,…
- Dự tính doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được.
8. Kiểm soát hoạt động Marketing – Controls
Bất kỳ một kế hoạch nào nếu muốn mang lại hiệu quả cao thì điều cần đến quá trình kiểm soát hoạt động. Và với Plan Marketing cũng vậy, bạn cần chỉ định đối tượng để đảm nhiệm hạng mục này để đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng hướng và đúng tiến độ đề ra.
Thông thường, người đảm nhận được vị trí này đòi hỏi là người phải có năng lực và am hiểu về hoạt động Marketing. Có thể là Giám đốc, Trưởng phòng hoặc là Leader. Những người này sẽ có sẵn kỹ năng lãnh đạo giúp đốc thúc nhân viên hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Các bước lập kế hoạch Marketing bán hàng hiệu quả
Để xây dựng bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh bạn cần thực hiện theo 8 bước dưới đây:
1. Hiểu rõ sản phẩm của bạn
Để đưa ra chiến lược quảng bá, bán hàng cho sản phẩm của mình thì việc đầu tiên là hiểu rõ về sản phẩm của bạn.
- Những cơ hội nào để sản phẩm của bạn cạnh tranh tốt trên thị trường.
- Những thách thức mà sản phẩm của bạn phải đối mặt với đối thủ khác là gì?
- Thời điểm và chiến lược cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc bạn ảm hiểu về sản phẩm của mình ở mức nào.
Nắm rõ sản phẩm của mình bạn sẽ biết cách để quản lý, quảng cáo và thực hiện các kế hoạch phù hợp.
Trong quảng cáo bạn có thể “thổi phồng” về sản phẩm của mình. Nhưng trước khi lập các bước quảng cáo thì bạn phải hiểu rõ sản phẩm để chọn các phân khúc quảng cáo, đối tượng khách hàng và tập trung vào việc triển khai kế hoạch Marketing phù hợp.
Việt Nam chúng ta thường có phương châm “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Hiểu rõ sản phẩm của mình, nghiên cứu sản phẩm và thông tin của đối thủ sẽ giúp bạn có những chiến lược độc đáo. Bạn sẽ tạo nên sự khác biệt và đưa ra những kế hoạch Marketing bán hàng để thống lĩnh thị trường.
Xem thêm:
2. Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
Khách hàng là mục tiêu cần đạt đến trong chiến lược bán hàng. Lượng khách hàng này không chỉ là mục tiêu và đối tượng của riêng bạn. Các sản phẩm và dịch vụ từ đối thủ của bạn cũng đang nghiên cứu nguồn khách hàng tiềm năng này.
Hiểu được đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, nghiên cứu chi tiết về đối thủ bạn mới có thể đưa ra các chiến lược hoàn hảo để “hạ gục” đối thủ và giành lấy cho mình những khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng.
Tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang cung cấp. So sánh sản phẩm và dịch vụ đó với sản phẩm mà bạn đang kinh doanh để biết thế mạnh, thế yếu. Để làm được điều này bạn phải so sánh trên nhiều phương diện.
- Khách hàng mà đối thủ của bạn đang hướng tới để bán hàng là ai?
- Sản phẩm của họ có lợi thế gì so với công ty của bạn? Những mặt hạn chế của sản phẩm để bạn nắm được điểm yếu và thúc đẩy hành động quảng cáo.
- Đối thủ cạnh tranh đang triển khai kế hoạch marketing bán hàng như thế nào? Từ đó phát triển tốt hơn so với kế hoạch bán hàng của họ.
- Địa điểm bán hàng, thời điểm họ tung các dịch vụ quảng cáo, tại sao họ đạt được sự thành công như hiện tại…
Nhờ vào việc lập ra chiến lược rõ ràng bạn sẽ khắc phục được những sai lầm của đối thủ cùng ngành. Gói tư vấn chiến lược được thực hiện bởi các chuyên gia của Mona. Chúng tôi là đơn vị thiết kế website và phần mềm, cung cấp gói SEO Top Google, hỗ trợ xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp đã trải qua 10+ năm kinh nghiệm. Với hơn 6.000+ dự án được thực hiện thành công, mang đến sự phát triển vượt bậc cho thương hiệu. Nếu như không lựa chọn đơn vị uy tín, có tầm thì chắc chắn sự phủ rộng thương hiệu của bạn khó đạt được. Không am hiểu về Marketing, không có kiến thức thực tế và không đặt tâm huyết vào chắc chắn sẽ chẳng có cánh cửa thành công nào đến với bạn. LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi để X4 LẦN DOANH THU cho thương hiệu. Tiết kiệm tối đa mức chi phí để đầu tư đúng chỗ, đúng thời điểm. |
3. Xây dựng chiến lược Marketing bán hàng hiệu quả
Kế hoạch Marketing bán hàng hiệu quả là kim chỉ nam của hành động và giúp bạn hướng đến sự thành công. Từ đó định hướng nhân viên của mình hành động, bán hàng tốt hơn.
Để làm được điều này bạn phải xác định được mục tiêu, kế hoạch và kết quả bạn muốn đạt được là gì. Đồng thời cũng không quên việc chọn hình thức quảng cáo nào, quản lý rủi ro, lên kế hoạch tài chính…
Trước tiên bạn nên trả lời được các câu hỏi cơ bản để tìm ra chìa khóa, định hướng cho mục tiêu của bạn:
- Nguồn lực sản phẩm, nhân viên, lợi thế thị trường mà bạn đang có là gì?
- Tầm nhìn về sản phẩm, định hướng sản phẩm tương lai và kế hoạch dài hạn trong việc sản xuất và cạnh tranh với đối thủ cùng lĩnh vực.
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà bạn cần đạt được cho sản phẩm là gì? Nếu không đạt được sẽ khắc phục như thế nào? Nếu đã vượt qua chỉ tiêu bán hàng và có lượng khách hàng lớn thì định hướng kế hoạch tiếp theo sẽ ra sao?
- Đối tượng mà bạn đang hướng tới là ai? Sản phẩm của bạn đã phù hợp với đối tượng đó? Cần khắc phục sản phẩm, đưa ra mức giá phù hợp với khách hàng tiềm năng của mình.
- Bạn sẽ sử dụng những kênh quảng cáo nào cho hình thức tiếp thị sản phẩm của mình?
- Thời gian nào sẽ thích hợp cho các hình thức Marketing để mang lại hiệu quả cao? Mỗi sản phẩm sẽ cần một thời điểm chín muồi để tạo sự quan tâm tốt hơn từ khách hàng của mình.
-> Xem thêm:
- Bí quyết bán hàng online thu hút khách hàng
- Kinh doanh online và những điều cần phải biết
- Brochure là gì? Hướng dẫn thiết kế Brochure thu hút khách hàng
4. Định hướng kế hoạch Marketing bán hàng online
Xác định mục tiêu cho các chiến dịch Marketing Offline và Online rõ ràng. Lên kế hoạch truyền thông về thông điệp, slogan và ngân sách cho lĩnh vực này. Để có sự thành công thì đây là điều quan trọng để định hướng khách hàng. Khi khách hàng thấy được quảng cáo, định hướng và nguồn lợi từ sản phẩm của bạn mang lại sẽ tạo ấn tượng, sự thiện cảm và mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ nhiều hơn.
Marketing Online hiện nay đang phát triển mạnh. Hầu hết người tiêu dùng đều có smartphone, máy tính bảng, laptop. Việc đầu tiên của người tiêu dùng khi mua một sản phẩm hoặc tìm hiểu dịch vụ họ sẽ google search, xem các mạng xã hội đánh giá, review youtube sau đó mới đặt hàng hoặc đến cửa hàng.
Thói quen này lại càng phổ biến hơn khi đại dịch covid đang có diễn biến phức tạp. Lượng người mua hàng online, truy cập sản phẩm và dịch vụ tại nhà lại càng phổ biến. Các chính sách ship hàng, khuyến mãi khi oder, đầu tư tối ưu hóa onpage… đều rất quan trọng. Trong thời điểm này nên chú trọng các chiến lược về Marketing online hơn offline.
5. Thông thái trong việc chọn kênh Marketing online
Đài báo, truyền thông, Email, Google Adwords, Youtube, SEO Website, quà tặng, gian hàng thực tế. Các hình thức poster hoặc tiếp thị mạng xã hội: Facebook, Twitter, LinkedIn… Hàng chục kênh bán hàng hiệu quả đang được sử dụng hiện nay.
Tất cả các kênh quảng cáo này có thể có phí, miễn phí và cần đội ngũ lập kế hoạch Marketing bán hàng cụ thể. Bạn sẽ không thể bao quát được hết tất cả các kênh bán hàng này. Phải xác định được kênh quảng cáo phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của mình nhất.
- Hình thức Marketing bán hàng trên phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, báo, tạp chí sẽ dành cho các mặt hàng thiết yếu, thông dụng và phạm vi khách hàng rộng.
- Quảng cáo bán hàng cho các doanh nghiệp lớn, bán hàng sỉ khối lượng lớn nên thông qua các hình thức gửi thư giới thiệu trên quy mô lớn.
- Hình thức hội nghị, triển lãm, hội chợ thương mại sẽ dành cho các mặt hàng mới cần thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Liên hệ bằng điện thoại sẽ được thực hiện thông qua việc khách hàng đăng ký thông tin trên các kênh quảng cáo của bạn. Hoặc từ việc mua thông tin khách hàng từ nhiều nguồn cung cấp có giá trị.
-> Tìm hiểu thêm các kiến thức về kênh truyền thông Marketing:
- Tổng hợp các phương pháp Marketing online bạn nên biết
- Email Marketing là gì? Cách làm email marketing hiệu quả cho người mới
- Digital Marketing là gì? Kiến thức cần biết về Digital Marketing
- So sánh SEO và Google Adwords, hình thức nào mang lại hiệu quả lâu dài?
Rất nhiều phương pháp thực hiện quảng cáo giúp phủ rộng tên thương hiệu đến khách hàng. Tuy nhiên, các phương pháp đó có thể sẽ tốn rất nhiều ngân sách của bạn nhưng vẫn không hiệu quả. Các lượt traffic đổ về đa phần sẽ là PPC, và lượng organic traffic hầu như bằng 0.
SEO tổng thể là cách để bạn thực hiện tối ưu bộ từ khoá và các kỹ thuật Marketing giúp đưa trang web đạt thứ hạng cao nhất. 90% người dùng lựa chọn nhấp vào link ở top 1 và 60% sẽ click vào đường link ở top 2,3. Tối ưu website là cần thiết đối với doanh nghiệp không được biết đến. Bạn có thể xem qua dự án SEO tổng thể nổi bật mà chúng tôi thực hiện cho HungPhucKhang. Đặt lòng tin sai chỗ vào 2 đơn vị SEO giá rẻ đã khiến họ phải trả giá: đánh mất chính tên miền của mình phuckhangricoh.com. Họ là nạn nhân của công cụ SEO không chính thống – SEO mũ đen. Nhưng chỉ sau 3 tháng, thương hiệu được cải tiến đạt 23.000 TRAFFIC/THÁNG, khách hàng TĂNG HƠN 500+ mỗi ngày. |
Đầu tư mạnh vào hoàn thiện website của bạn
Người mua sẽ truy cập vào website để tham khảo sản phẩm bằng cách xem hình ảnh và mô tả sản phẩm. Đặc biệt là so sánh giá giữa các website, xem các chương trình chăm sóc khách hàng. Bạn cần đầu tư kinh phí để phát triển một website hoàn hảo. Chẳng hạn như:
- Đầu tư chụp và chỉnh sửa hình ảnh sản phẩm đẹp từ mọi góc độ.
- Các sản phẩm trình bày trên web phải có danh mục rõ ràng, báo giá sản phẩm chi tiết.
- Đầu tư mạnh vào các bài viết trên website, liên kết link với trang web trong và ngoài nước khác. Có thể trao đổi link với các web nổi tiếng để tạo các click xem trang có giá trị.
- Web nên đăng ký hoạt động minh bạch từ Bộ Công Thương, có địa chỉ công ty rõ ràng.
- Quan tâm đến hệ thống chăm sóc khách hàng…
Quan trọng nhất là các vấn đề liên quan đến SEO web và tối ưu hóa onpage. Chẳng hạn như: hình ảnh, link, bài viết, từ khóa, video… Để làm được điều này bạn phải thuê các công ty chuyên về SEO web. Hoặc hình thành một đội ngũ Marketing Online chuyên nghiệp.
-> Xem thêm:
- Tích hợp tính năng affiliate marketing – Tiếp thị liên kết vào website
- Tích hợp thanh toán VISA vào website
Để có thể thực hiện tốt các chiến lược Marketing bạn cần phải thực hiện tạo lập website. Đây là công cụ giúp cho bạn thực hiện tốt công việc kinh doanh online. Khác với nhiều dạng website khác, trang web bán hàng sẽ có những đặc thù riêng để bạn có thể dễ dàng quản lý các đơn hàng, thông tin của khách hàng và BẢO MẬT AN TOÀN.
300+ dự án website bán hàng của Mona được thực hiện chỉnh chu và mang về nguồn lợi nhuận tăng trưởng GẤP 5 LẦN cho doanh nghiệp. CLICK NGAY vào hình bên dưới để mang về công cụ phát triển online trực tuyến hiệu quả cho thương hiệu của bạn.
Ngân sách cho kế hoạch Marketing Online
Trong các bước lập kế hoạch Marketing bán hàng thì ngân sách quyết định rất nhiều cho sự thành công. Đầu tư ngân sách càng lớn, chọn kênh Marketing và phương pháp Marketing phù hợp bạn sẽ mang lại cơ hội thành công cao hơn.
Ngân sách Marketing bán hàng sẽ bao gồm tiền lương thưởng, chi phí quảng cáo. Các hoạt động đội nhóm và mở gian hàng, tài nguyên hoạt động cùng các chi phí khác đã chi trả cho kế hoạch Marketing bán hàng của bạn. Nên vạch ra kế hoạch bán hàng cụ thể dựa trên tổng số tài chính công ty đầu tư vào lĩnh vực này.
6. Phân tích thực trạng sản phẩm và dịch vụ của bạn
Muốn lập kế hoạch Marketing bán hàng hiệu quả thì phải hiểu rõ về sản phẩm của bạn. Sẽ không có sản phẩm nào hoàn hảo 100%. Dịch vụ và sản phẩm của bạn chắc chắn sẽ có thế mạnh và điểm yếu chưa thể khắc phục. Quan trọng hơn bạn phải biết được vấn đề mình đang gặp phải là gì để từ thực trạng đó đưa ra cách Marketing bán hàng online thực tế để khắc phục, phát triển thực trạng đó của mình.
- Sản phẩm, dịch vụ của bạn hiện đang có những lợi thế nào. Những lợi thế, ưu điểm của sản phẩm để đưa ra các chiến lược quảng cáo bán hàng.
- Giá cả của sản phẩm và dịch vụ đã hài lòng khách hàng và cạnh tranh với đối thủ chưa. Từ đó đưa ra các chiến lược marketing bán hàng độc đáo hơn. Chẳng hạn như: giảm giá, quà tặng kèm theo phù hợp, hấp dẫn.
- Phân phối và xử lý đơn hàng, vận chuyển sản phẩm, chính sách đổi trả cần xem xét và đổi mới thường xuyên. Việc cung ứng sản phẩm của bạn có điểm nào chưa phù hợp và tìm cách khắc phục.
- Khuyến mãi là một trong những chiến thuật để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Dựa vào thực trạng của sản phẩm để đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn hơn. Phải cạnh tranh tốt với các chương trình khuyến mãi của đối thủ.
- Đặc biệt, nên chú trọng đến các kênh mà bạn phân phối. Quan sát tình hình chung của thị trường, thực trạng chung về chi phí tiếp thị và nguồn lợi bạn đã thu về được là bao nhiêu.
7. Lập kế hoạch hành động
Lập kế hoạch Marketing bán hàng và hành động một cách khoa học, thông thái. Bạn có rất nhiều hình thức để bán hàng, chẳng hạn như:
Tổ chức bán hàng theo team
Không nên chia hình thức bán hàng theo cá nhân. Nên chia theo team, các team sẽ biết cách tự chia nhỏ nhiệm vụ cho từng thành viên của mình. Bán hàng theo nhóm sẽ thực hiện theo một số người nhất định hoặc trên một địa bàn nào đó.
Bán hàng theo tiềm năng của khách hàng. Sẽ có team chuyên về tìm kiếm khách hàng tiềm năng và cũng có team chuyên về chốt đơn. Một số team khác sẽ chuyên về các hoạt động khuyến mãi…
Quy trình làm việc rõ ràng
Mỗi team, mỗi thành viên sẽ hiểu rõ được quy trình làm việc. Phải có định hướng công việc và trách nhiệm của mình trong công việc đó. Điều này sẽ đòi hỏi nhân viên hoạt động hết năng lực để mang về kết quả tốt nhất.
Thiết lập hành động với công thức 5W – 2H
5W là:
- What for: mục tiêu Marketing bán hàng là gì?
- What: Các hoạt động gì sẽ được tổ chức trong quá trình bán hàng?
- Who: Người chịu trách nhiệm thực hiện công việc này là ai?
- Where: Marketing bán hàng sẽ được thực hiện ở đâu? Online, offline với gian hàng ngoài trời, showroom, tư vấn trên website để chốt đơn…
- When: Kế hoạch Marketing bán hàng này sẽ thực hiện trong bao lâu?
2H là:
- How: Kế hoạch marketing bán hàng thực hiện như thế nào?
- How much: Cần bao nhiêu chi phí cho kế hoạch Marketing bán hàng?
Dự phòng rủi ro khi bán hàng
Không có tính toán nào có thể thành công 100%. Những rủi ro bất ngờ trong quá trình bán hàng bạn sẽ không bao giờ lường trước được. Phải luôn đề phòng rủi ro và có phương án dự phòng để đương đầu với những thử thách.
8. Đo lường hiệu suất
Phải tiến hành theo dõi và phân tích hiệu suất của các hoạt động Marketing bán hàng liên tục. Đặc biệt hoạt động này sẽ giúp bạn thống kê được việc mình đã đi đúng hướng kinh doanh hay chưa. Từ đó kịp thời thay đổi chiến lược Marketing bán hàng.
Nên đo lường doanh thu, lượng khách hàng đến cửa hàng hoặc truy cập website, mọi nguồn mà bạn đã quảng cáo. Số lượng khách hàng gọi điện, cung cấp email hoặc nhấp chuột trên website, tương tác trên mạng xã hội đều cần thống kê chi tiết. So sánh với kế hoạch Marketing bán hàng ban đầu để xem hiệu quả đã tốt hay chưa.
Việc bán hàng có trở nên hiệu quả hơn hay không còn phụ thuộc vào khả năng quản lý của bạn. Phần mềm quản lý bán hàng chính là trợ thủ đắc lực của các nhà kinh doanh trực tuyến. “Người trợ lý” này không chỉ giúp bạn quản lý tốt mà còn đem tới hiệu quả trong kinh doanh.
- Báo cáo chi tiết theo ngày, tuần, tháng, quý
- Kiểm tra số lượng hàng chính xác trong kho
- Tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo nhân viên
Với phần mềm quản lý bán hàng này sẽ được tích hợp trên website của bạn. Hơn nữa, phần mềm sẽ hoạt động tốt trên hệ điều hành Android và IOS, mọi nền tảng hiện nay.
Bạn chỉ cần thực hiện đủ theo các bước lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm như kể trên sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu Marketing và đảm bảo hướng đi của doanh nghiệp phù hợp và rõ ràng nhất.
Một số lưu ý khi xây dựng Marketing Plan
Để đảm bảo bản kế hoạch Marketing được triển khai hiệu quả. Bạn cần lưu ý một số vấn đề thường xuyên xảy ra dưới đây.
Không có sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty
Nếu các cấp quản lý, các phòng ban trong công ty không thống nhất với nhau thì kế hoạch Marketing sẽ khó có thể đạt thành công. Bởi mục tiêu cuối cùng của Plan Marketing đó là giúp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với những đối tượng khách hàng đang có nhu cầu. Vì vậy, các phòng ban trong công ty cần họp và thảo luận nghiêm túc để quá trình làm việc sẽ được tối ưu thời gian và mang lại hiệu quả cao.
Chiến lược và chiến thuật không rõ ràng
Không phải ai cũng dễ dàng phân biệt được chiến lược và chiến thuật trong Marketing. Đa số những người mới lập bản kế hoạch điều có sự nhầm lẫn này và dẫn đến việc xác định các mục tiêu của kế hoạch không chính xác, làm mất khá nhiều thời gian.
Cụ thể để chỉ ra sự khác nhau giữa chiến thuật và chiến lược, bạn có thể thông qua khái niệm của nó:
- Chiến thuật là việc sử dụng những hoạt động cụ thể để đạt được các mục tiêu ngắn hạn và nó được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.
- Chiến lược là tập hợp các quyết định của các lãnh đạo/quản lý về các mục tiêu rộng và rõ ràng hơn nhằm thúc đẩy các hoạt động để đạt được mục tiêu dài hạn đó.
Vì vậy, trong một bản kế hoạch Marketing thì chiến lược sẽ rộng hơn và chứa đựng những chiến thuật trong đó.
Thiếu nguồn nhân lực, tài chính
Một bản kế hoạch có thành công hay không cần đảm bảo 2 yếu tố là nhân sự và tài chính.
- Nhân sự có kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo doanh số giúp doanh nghiệp thuyết phục khách hàng.
- Tài chính: Nếu một Marketing Plan có hay đến đâu nhưng nếu doanh nghiệp không có nguồn tài chính ổn định thì đây cũng là một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến sự thành công của bản kế hoạch.
Thiếu kinh nghiệm
Hành vi mua hàng của người dùng luôn luôn thay đổi theo xu hướng. Vì vậy bạn cần nghiên cứu kỹ customer insight để xây dựng bản kế hoạch hoàn chỉnh, có sự linh hoạt để theo xu hướng của thị trường nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu của người dùng.
Không hiểu được tâm lý của khách hàng
Như đã nói trên, xu hướng của khách hàng sẽ thay đổi theo thời gian. Vì vậy bảng kế hoạch Marketing muốn đạt được mục tiêu kinh doanh cần phải nghiên cứu kỹ tâm lý của khách hàng và xu hướng thịnh hành trên thị trường hiện tại.
Ngoài ra có một số trường hợp thay đổi không theo dự đoán ban đầu thì bạn cũng cần nắm bắt và nhanh chóng đưa ra các kế hoạch dự phòng phù hợp.
Đặt kỳ vọng quá cao, không thực tế
Khi xây dựng Marketing Plan luôn cần đặt mục tiêu để doanh nghiệp có thể kiểm soát và tăng trưởng hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn không nghiên cứu kỹ thị trường mà đặt kỳ vọng quá mức thì sẽ dẫn đến kế hoạch bị thất bại. Ngoài ra còn làm mất nhiều thời gian, công sức và nghiêm trọng sẽ có thể dẫn đến tổn thất lớn đến cho các bộ phận và doanh nghiệp.
Tham khảo một số mẫu Marketing Plan thành công cho doanh nghiệp
Cùng tham khảo 5 bản kế hoạch Marketing mẫu nổi bật giúp doanh nghiệp thành công trong chiến lược kinh doanh của mình.
1. Mẫu kế hoạch Content Marketing của Buffer
Buffer đã tổng hợp từ nhiều mẫu Marketing plan khác nhau và tiến hành thử nghiệm chúng, đánh giá chiến lược nào hiệu quả nhất. Và từ những chiến lược tốt nhất mà Buffer sẽ lựa chọn những ưu điểm của nó để tạo kế hoạch tiếp thị tốt nhất. Mẫu Plan Marketing của Buffer gồm các vấn đề chính:
- Xác định mục tiêu tiếp thị thông minh
- Tạo các chân dung khách hàng chính xác
- Sử dụng những nội dung phù hợp để giải quyết vấn đề của khách hàng
- Nghiên cứu & phân tích đối thủ
- Phân tích & đánh giá chiến lược nội dung thông qua các chủ đề
- Lên danh sách lịch biên tập cho nội dung
- Phát triển các chiến lược tiếp thị, quảng cáo
2. Mẫu Plan Marketing của Contently
Thay vì phải triển khai chiến lược hoàn toàn mới cho mỗi lần tiếp thị thì Contently sẽ tận dụng những ưu điểm của chiến lược trước đó để thúc đẩy bản kế hoạch Marketing cho chiến dịch mới được hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.
Mẫu kế hoạch content marketing của Contently sẽ bao gồm:
- Thực hiện điều chỉnh content và mục tiêu KPI
- Xác định rõ chân dung khách hàng
- Liên tục sáng tạo nội dung phù hợp với từng giai đoạn Marketing
- Đưa ra các kênh tiếp thị phù hợp cho chiến lược Marketing
- Lựa chọn chủ đề mà khách hàng quan tâm
3. Mẫu Plan Marketing của Forbes
Mẫu kế hoạch của Forbes được biết đến vào cuối năm 2013 và thu hút gần 4 triệu lượt người xem. Đây thực sự là con số ấn tượng mà nhà làm Marketing nào cũng mong muốn sở hữu. Và mẫu Plan Marketing này cũng được đề cập vào nhiều bài học về Marketing.
Bản lập kế hoạch truyền thông Marketing của Forbes đã hướng dẫn cho Marketer về lộ trình tiếp thị bao gồm 15 mục chính:
- Tạo bản tóm tắt
- Xác định khách hàng mục tiêu
- Đề xuất kênh bán hàng độc đáo
- Chiến lược giá & định vị thương hiệu
- Đề xuất kênh phân phối
- Tạo ưu đãi cho hoạt động tiếp thị
- Các tài liệu tiếp thị
- Chiến lược khuyến mãi
- Chiến lược tiếp thị Online
- Chiến lược chuyển đổi số
- Hợp tác kinh doanh
- Chiến lược tiếp thị giới thiệu
- Chiến lược tăng giá sản phẩm/dịch vụ
- Chiến lược duy trì
- Dự toán thu/chi tài chính
4. Mẫu Plan Marketing của Venture Harbour
Mẫu kế hoạch tiếp thị tăng trưởng của Venture Harbour là một giải pháp dựa trên những dữ liệu và thử nghiệm thực tế. Đây được xem là Marketing Plan hoàn hảo nếu bạn muốn thử nghiệm nhiều chiến dịch Marketing trên các nền tảng khác nhau.
Và cụ thể 5 nội dung cần có trong bản kế hoạch Digital Marketing mẫu của Venture Harbour đó là:
- Mục tiêu
- Đối chiếu
- Thử nghiệm
- Lộ trình
- Thông tin chi tiết
5. Mẫu Plan Marketing của Chief Outsiders
Mẫu lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới của Chief Outsiders hướng tới một sản phẩm cụ thể chứ không phải toàn bộ cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế nếu bạn đang có dự định ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới thì mẫu Plan Marketing của Chief Outsiders sẽ rất phù hợp cho bạn.
Và mẫu kế hoạch Marketing cho sản phẩ mới của Chief Outsiders sẽ bao gồm 7 nội dung chính:
- Xác định sản phẩm/dịch vụ cần tiếp thị
- Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
- Xác định thị trường mục tiêu
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Định vị cho sản phẩm mới
- Cân nhắc việc bán hàng và dịch vụ
Câu hỏi thường gặp
1. Digital Marketing plan là gì?
Digital Marketing Plan là bản kế hoạch Marketing tổng thể đến chi tiết được lập bởi các Marketer. Lập kế hoạch Digital Marketing là bước quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu muốn đạt được để dự trù ngân sách và nhân lực hợp lý nhất.
2. Plan trong Marketing là gì?
Plan trong Marketing là tấm bản đồ phác thảo các chiến lược tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhằm điều hướng hoạt động Marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ tiếp cận đến đúng hướng thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
3. Lập kế hoạch Marketing cần những gì?
Để xây dựng kế hoạch Marketing cho sản phẩm đạt hiệu quả cần đảm bảo 6 bước sau:
- Hiểu rõ về sản phẩm
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Xác định mục tiêu cụ thể
- Quyết định công cụ truyền thông Marketing
- Dự trù ngân sách cho Marketing
- Triển khai kế hoạch Marketing
4. Một bản kế hoạch Marketing gồm những yếu tố cơ bản nào?
Plan Marketing bao gồm các nội dung và phạm vị hoạt động tiếp thị. Cụ thể những yếu tố như mục tiêu, phân tích thị trường/đối thủ, vị thế sản phẩm, ngân sách, nguồn lực, thời gian thực hiện.
Với một bản kế hoạch Marketing hiệu quả sẽ giúp ích nhiều cho doanh nghiệp trong việc xác định đúng vị thế của mình trên thị trường. Từ đó xây dựng chiến lược Marketing phù hợp tiếp cận khách hàng tiềm năng, điều này giúp cải thiện doanh số cho doanh nghiệp. Mona Media hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn xây dựng được Plan Marketing bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp.
Notice: Undefined variable: postsMONA in /opt/www/monanew.monamedia.net/wp-content/themes/monatheme/single.php on line 496
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!