Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
Facebook Pixel là gì? Những điều cần biết về Pixel Facebook
Facebook Pixel là một công cụ tiếp thị trực tuyến mạnh mẽ được cung cấp bởi Facebook, và nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội này. Nhưng đôi khi, khái niệm về Facebook Pixel có thể gây nhầm lẫn cho nhiều người. Vậy, Facebook Pixel là gì và những điều gì bạn cần biết về nó? Trong bài viết này, Mona Media sẽ giúp bạn khám phá sâu hơn về Pixel Facebook, từ khái niệm cơ bản cho đến cách sử dụng và lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp của bạn.
Facebook Pixel là gì?
Facebook Pixel là một công cụ tiếp thị trực tuyến được cung cấp bởi Facebook. Nó là một đoạn mã JavaScript được cài đặt trên trang web của bạn để theo dõi hoạt động của người dùng trên trang web đó. Facebook Pixel cho phép bạn thu thập dữ liệu về hành vi người dùng và đo lường hiệu quả quảng cáo trên Facebook.
Pixel Facebook được dùng để làm gì?
Pixel Facebook là sợi dây liên lạc giữa website và Facebook, khi người dùng thao tác trên website thì nó sẽ báo lại với Facebook. Có thể thấy, Pixel Facebook được dùng để thông báo lại hoạt động của website với nhà quảng cáo. Ngoài ra thì Pixel Facebook còn có chức năng đặt lại mục tiêu (Retarget) khi kết hợp với các đối tượng tùy chỉnh (Custom Audiences).
Lợi ích khi chèn Pixel vào Website là gì?
Có nhiều lợi ích quan trọng mà Facebook Pixel mang lại cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích chính của Pixel Facebook:
- Theo dõi hiệu quả quảng cáo dễ dàng, nhanh chóng: Pixel cung cấp thông tin chi tiết về việc chuyển đổi, doanh thu, và giá trị khách hàng. Điều này giúp bạn đánh giá chính xác hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh chiến lược để đạt được kết quả tốt hơn.
- Xây dựng tệp khách hàng tiềm năng: Bằng cách lưu trữ thông tin về hành vi người dùng như xem sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, hoặc chuyển đổi, bạn có thể tạo ra danh sách người dùng tùy chỉnh để nhắm đến mục tiêu quảng cáo. Điều này giúp bạn tái tiếp cận và tương tác với những người dùng quan trọng, tăng cơ hội chuyển đổi và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
- Tối ưu hóa quảng cáo: Dữ liệu thu thập từ Facebook Pixel cho phép bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo. Bằng cách phân tích hành vi người dùng, bạn có thể hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu, quan tâm và hành vi của họ. Điều này giúp bạn tạo ra quảng cáo tùy chỉnh, nhắm mục tiêu chính xác và cung cấp nội dung hấp dẫn, từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và hiệu quả của chiến dịch.
- Theo dõi quảng cáo đa nền tảng: Như đã chúng tôi đã chia sẻ, Facebook Pixel không chỉ giới hạn trong việc theo dõi quảng cáo trên Facebook, mà còn cho phép bạn theo dõi hiệu quả quảng cáo trên các nền tảng khác. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện về hoạt động quảng cáo và tối ưu hóa chiến dịch trên nhiều kênh, đảm bảo hiệu quả và tiếp cận đối tượng mục tiêu rộng hơn.
- Tăng cường khả năng tái tiếp cận: Với Facebook Pixel, bạn có thể sử dụng các tính năng như Remarketing và Lookalike Audiences để tăng cường khả năng tái tiếp cận người dùng. Bằng cách nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người dùng đã tương tác với trang web của bạn hoặc có hành vi tương tự, bạn có thể gia tăng khả năng chuyển đổi và tạo ra hiệu quả cao hơn trong chiến dịch tiếp thị của mình.
Việc chèn pixel vào website cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn có thể theo dõi tiếp nội dung bên dưới của chúng tôi để hiểu thêm về kỹ thuật tạo Pixel Facebook và chèn Pixel Facebook vào website.
Tham khảo: Thuật ngữ quảng cáo cơ bản của Facebook bạn nên biết
Pixel ảnh hưởng đến Facebook Ads ra sao?
Thông qua định nghĩa, có thể thấy Pixel có ảnh hưởng đáng kể đến Facebook Ads. Dưới đây là một số tác động điển hình:
- Hỗ trợ tối ưu và xây dựng lại chiến lược tiếp thị tốt hơn
- Tạo danh sách đối tượng mục tiêu hỗ trợ target
- Scale chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan đến Facebook Ads:
- Cách giải quyết vấn đề nợ tiền quảng cáo Facebook
- Update chính sách quảng cáo Facebook 2023
- Sản phẩm nào phù hợp với Facebook Ads?
- Chi phí để chạy quảng cáo Facebook khoảng bao nhiêu?
Hướng dẫn cách tạo, cài đặt và chèn mã Pixel Facebook vào website
Để tiến hành tạo và cài đặt Pixel trên Facebook thì trước tiến bạn cần có một website và tài khoản Facebook Business của doanh nghiệp.
Cách tạo Pixel Facebook
- Bước 1: Vào trình quản lý tài khoản doanh nghiệp (Facebook Business) và chọn Pixel.
- Bước 2: Sau đó bấm chọn Tạo Pixel.
- Bước 3: Nhập tên Pixel mà bạn muốn, tích vào đồng ý với các điều khoản và tạo Pixel Facebook.
Cách cài đặt Facebook Pixel
Có 3 cách để cài Pixel Facebook, gồm: Sao chép/dán mã, sử dụng tích hợp hoặc trình quản lý thẻ. Tuy nhiên, người ta thường cài đặt mã Pixel Facebook bằng cách sao chép và dán mã nhiều hơn. Đối với cách này, Facebook sẽ cung cấp cho bạn một đoạn mã bao gồm Facebook Pixel User ID. Trong đó ID Pixel sẽ là một dãy số như hình dưới đây.
Cách chèn mã Pixel Facebook vào website
Chèn mã Pixel facebook vào website sẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất website một cách dễ dàng và nhanh chóng. Có 2 nền tảng được ưa chuộng hiện nay:
- WordPress: Để chèn mã Pixel Facebook vào website WordPress, trước tiên bạn cần cài đặt plugin Head & Footer Code, sau đó sao chép mã script pixel facebook vào mục Head code của plugin như hình bên dưới.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chỉnh sửa Footer trong WordPress
- Shopify: Để chèn mã pixel trên nền tảng web Spotify, bạn vào mục setting trong giao diện quản lý, sau đó click chọn mục online store. Cửa sổ ID pixel facebook sẽ hiện ra, bạn chỉ cần copy ID rồi dán vào ô lệnh như dưới đây là xong.
Cách sử dụng Pixel Facebook
Cài đặt Facebook Pixel lên website là chiến lược gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trực tiếp từ các chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội Facebook. Bạn cần phải sử dụng các tính năng và thông tin trên Pixel Facebook một cách hữu dụng nhất.
Các loại Pixel Facebook
Mã Pixel Facebook (mã Meta Pixel) hiện nay đang sử dụng là một đoạn mã duy nhất. Tuy nhiên, trước đó Pixel Facebook được tạo từ 2 đoạn mã là:
- Đối tượng tùy chỉnh (Audience Pixel) dùng để thu thập dữ liệu của khách hàng. Những dữ liệu này sẽ được sử dụng để thực hiện các chiến dịch Remarketing Facebook.
- Pixel chuyển đổi (Conversion Pixel) được dùng để điều hướng quảng cáo khách hàng từ Facebook đến website mua sắm. Từ đó tạo có hội nhấp chuột vào website cao hơn.
Việc sử dụng cả 2 đoạn mã này khá phức tạp, nhu cầu sử dụng cả 2 tính năng trên cũng cao nên Facebook đã mix 2 đoạn mã HTML này thành một đoạn mã Pixel duy nhất.
Mã Pixel Facebook (Pixel Meta Code)
Một đoạn mã Facebook Pixel Code tiêu chuẩn sẽ bao gồm cấu tạo:
- Đoạn mã Pixel Facebook cơ sở được tạo ra từ những hướng dẫn bên trên của chúng tôi.
- Đoạn mã sự kiện tiêu chuẩn dùng trên trên thẻ đóng. Mỗi website và site vệ tinh sẽ có những trang con cần đoạn mã sự kiện tiêu chuẩn khác nhau.
Hướng dẫn thiết lập chuyển đổi
Pixel Facebook không chỉ là theo dõi hành vi của người dùng mà còn theo dõi khả năng chuyển đổi, tỉ lệ nhấp chuột và mức chi phí mua sắm của khách hàng. Tùy vào từng mục đích mà bạn muốn theo dõi để có những lựa chọn khác nhau.
- Vào tùy chỉnh của trình quảng cáo để chọn tính năng chuyển đổi tùy chỉnh.
- Tại tính năng chuyển đổi tùy chỉnh tiến hành tạo chuyển đổi tùy chỉnh theo hạng mục mà mình cần theo dõi.
Những vấn đề thường gặp khi chèn Pixel vào website
Khi chạy chuyển đổi khách hàng từ Facebook đến nhấp chuột website bạn sẽ thấy bảng hiển thị xuất hiện 3 màu như sau:
- Màu xanh lá là hiển thị hành động khách hàng đã nhấp vào website. Khách hàng nhấp vào thư mục nào thì thư mục đó sẽ xanh.
- Màu xám thể hiện khách có vào web nhưng đã một thời gian dài liên tục không quay lại website.
- Màu đỏ là thông báo khách chưa bao giờ nhấp vào website sau các chiến lược quảng bá trên Facebook của bạn.
Tài khoản Facebook cá nhân vẫn có thể tạo Pixel Facebook bình thường. Bạn vẫn thực hiện các thao tác như chúng tôi đã hướng dẫn chèn Pixel vào website ở trên. Một mã Pixel Facebook có thể gắn cho nhiều website và tên miền khác nhau.
Chi tiết hơn về kỹ thuật chèn Pixel vào website vui lòng liên hệ với Mona Media. Chúng tôi chuyên tiếp thị truyền thông, chiến lược quảng cáo Facebook, SEO web… Với nhiều năm kinh nghiệm về chiến lược chuyển đổi nhấp chuột từ Facebook đến website và kích thích mua sắm chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng một cách hoàn hảo nhất!
Các tác vụ Facebook Pixel theo dõi được
Dưới đây là một số tác vụ quan trọng mà Facebook Pixel có thể theo dõi:
- Xem trang (PageView): Facebook Pixel có thể ghi lại khi người dùng truy cập và xem một trang cụ thể trên trang web của bạn. Điều này giúp bạn biết được lưu lượng truy cập và quan tâm của người dùng đối với các trang cụ thể trên trang web.
- Mua hàng (Purchase): Pixel có thể theo dõi khi người dùng thực hiện giao dịch mua hàng trên trang web của bạn. Bằng cách theo dõi thông tin về đơn hàng, số lượng và giá trị, Pixel giúp bạn đo lường doanh thu và hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
- Thêm vào giỏ hàng (AddToCart): Pixel có thể ghi lại hành vi khi người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng trên trang web của bạn. Điều này giúp bạn theo dõi tỷ lệ chuyển đổi từ việc xem sản phẩm thành việc thêm vào giỏ hàng và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình.
- Hoàn thành đặt hàng (InitiateCheckout): Pixel có thể theo dõi khi người dùng tiến hành thanh toán và hoàn thành quá trình đặt hàng trên trang web của bạn. Thông qua việc ghi lại sự kiện này, bạn có thể đo lường tỷ lệ chuyển đổi từ giỏ hàng thành việc hoàn thành đặt hàng và tối ưu hóa quảng cáo.
- Đăng ký (Lead): Pixel có thể ghi lại khi người dùng đăng ký thông tin liên hệ, ví dụ như đăng ký nhận bản tin, tải xuống tài liệu hoặc đăng ký trên web của bạn. Điều này giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến dịch tiếp thị và xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng.
- Tìm kiếm (Search): Pixel cũng có thể ghi lại khi người dùng sử dụng chức năng tìm kiếm trên trang web của bạn. Điều này giúp bạn hiểu hơn về những từ khóa và sản phẩm mà người dùng quan tâm và tìm kiếm trên trang web của bạn.
Cách test Pixel có hoạt động hay không?
Để test xem Facebook Pixel đã được cài đặt và hoạt động trên trang web hay chưa, một cách đơn giản là sử dụng tiện ích bổ trợ được gọi là Facebook Pixel Helper trong trình duyệt Chrome.
Khi bạn thấy tiện ích bổ trợ hiển thị dấu hiệu màu xanh lá cây và khi bạn nhấp vào nó để xem ID của Pixel và các hành động theo dõi, điều này cho thấy bạn đã thành công trong việc cài đặt Pixel và nó đang hoạt động đúng theo cấu hình của tệp đối tượng mà bạn muốn theo dõi.
Người mà bạn chia sẻ Pixel Facebook có thể xem toàn bộ mã script, bao gồm cả ID Pixel của bạn. Điều này cho phép họ truy cập và quản lý Pixel trong tài khoản quảng cáo của họ.
Chức năng chia sẻ Pixel Facebook có sẵn trong các tài khoản quảng cáo doanh nghiệp. Để chia sẻ Pixel, bạn có thể làm như sau:
- Vào mục cài đặt doanh nghiệp.
- Ở nguồn dữ liệu -> chọn Pixel.
- Chọn pixel bạn muốn share rồi chọn thêm người.
- Ở giao diện này, bạn sẵn sàng để có thể thiết lập quyền hạn của người được share với con pixel đang share.
Facebook Pixel gửi báo cáo thế nào? Cách mở báo cáo Pixel Facebook
Facebook Pixel sẽ tổng hợp và báo cáo kết quả cho Facebook Ads dựa trên các chỉ số mà bạn đã cấu hình trong Facebook Pixel. Thông qua báo cáo, bạn có thể theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và đánh giá các chỉ số quan trọng.
- Xem nội dung (View Content): Đây là số lượng lần người dùng đã xem nội dung trên trang web của bạn thông qua quảng cáo trên Facebook.
- Thêm vào giỏ hàng (Add To Cart): Đây là số lượng lần người dùng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng trên trang web của bạn sau khi nhìn thấy quảng cáo trên Facebook.
- Thêm thông tin thanh toán (Initiate Checkout): Đây là số lượng lần người dùng đã bắt đầu quá trình thanh toán bằng cách điền thông tin thanh toán trên trang web của bạn sau khi nhìn thấy quảng cáo trên Facebook.
- Mua hàng (Purchase): Đây là số lượng lần người dùng đã hoàn thành quá trình mua hàng trên trang web của bạn sau khi nhìn thấy quảng cáo trên Facebook.
Ví dụ về tối ưu Ads nhờ Facebook Pixel
Trường hợp: Retarget khách truy cập từ website
Tôi đã ghé thăm trang web Tiki để tìm sách “Năng đoạn kim cương”. Tuy nhiên, sau khi thử đọc xem, tôi thoát ra mà chưa có ý định mua hàng lúc đó. Một lúc sau, khi tôi lướt Facebook và đọc newsfeed, tôi bất ngờ thấy một quảng cáo retarget hiện lên, với ưu đãi giảm giá một số phần trăm cho sản phẩm mà tôi đã tìm kiếm. Đây là cách mà Tiki sử dụng Facebook Pixel để tiếp thị lại cho khách hàng.
Trường hợp: Quảng cáo đến khách hàng lấy từ kênh khác
Để tận dụng tối đa quảng cáo trên Facebook, bạn nên kết hợp nhiều nguồn traffic khác nhau. Ví dụ, nếu bạn có một website bán hàng và đang có lượng traffic từ Google nhờ SEO hoặc quảng cáo trên Google Ads, việc sử dụng Pixel Facebook sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Hãy tưởng tượng rằng bạn tìm kiếm trên Google từ khóa “áo sơ mi Zara họa tiết nam” và truy cập vào trang sản phẩm trên trang web của cửa hàng Somehow. Ngay sau đó, bạn sẽ được retarget bằng những quảng cáo liên quan trên Facebook của cửa hàng này.
Có thể bạn chưa biết, mặc dù đều hiện thị trên SERP nhưng giữa SEO và Google Ads vẫn có điểm khác biệt. Vì vậy bạn cần có cái nhìn tổng quan hơn để lựa chọn hình thức marketing phù hợp.
Ưu điểm khi chạy Google Ads, bạn dễ dàng đo lường được hiệu quả của quá trình quảng cáo, các từ khóa sẽ luôn xuất hiện trên top Google bởi vì nó yêu cầu trả phí. Tuy nhiên nếu hết tiền thì ngay lập tức website của bạn cũng không hiển thị trên công cụ tìm kiếm nữa. Trong khi đó đối với SEO, chi phí truy cập hoàn toàn miễn phí. Mặc dù quá trình thực hiện cần ít nhất từ 3-6 tháng mới thấy được rõ hiệu quả. Nhưng khi ngừng SEO thì website cũng không bị mất ngay mà có thể bị rớt top dần khi có đối thủ mạnh hơn. Tuy nhiên chỉ cần bạn làm SEO tốt thì trang web của bạn vẫn có thể duy trì top dù đã ngưng SEO. Cũng chính vì vậy, vì lợi ích lâu dài nhiều doanh nghiệp vẫn ưu tiên lựa chọn làm SEO hơn. Nếu như doanh nghiệp bạn có nhu cầu xây dựng và triển khai chiến lược SEO hiệu quả. Hãy liên hệ với Mona Media. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp SEO tổng thể hàng đầu tại Việt Nam. Hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực SEO và Marketing tổng thể, Mona Media tự tin có thể tư vấn giúp doanh nghiệp vừa tìm ra phương án tối ưu nhất về chi phí vừa đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Thông tin liên hệ:
|
Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng Facebook Pixel
Tài khoản quảng cáo cá nhân có tạo Fb Pixel được không?
Tài khoản quảng cáo cá nhân có thể tạo Facebook Pixel được, nhưng giới hạn 1 pixel cho 1 tài khoản. Còn đối với tài khoản quảng cáo của doanh nghiệp (gọi là business account) thì có thể tạo được rất nhiều pixel và tối đa là 100.
Khái niệm nuôi Pixel là sao?
Khái niệm “nuôi Pixel” (Pixel nurturing) liên quan đến việc tạo một danh sách đối tượng tương tác dựa trên dữ liệu từ Facebook Pixel. Khi bạn đã thu thập dữ liệu từ Pixel, bạn có thể sử dụng nó để xây dựng lại đối tượng tương tác. Bằng cách nhắm mục tiêu quảng cáo đến đối tượng này, bạn có thể tăng khả năng chuyển đổi và tạo lại mối quan hệ với những người dùng quan trọng đã tương tác với trang web của bạn.
Một mã Pixel Facebook gắn vào được tối đa bao nhiêu website?
Một mã Pixel có thể gắn vào nhiều trang web khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có thể sử dụng một mã Pixel duy nhất cho mỗi trang web. Bạn có thể tái sử dụng mã Pixel đó trên nhiều trang web bằng cách chèn mã vào từng trang một cách đúng cách. Việc sử dụng cùng một mã Pixel cho nhiều trang web giúp bạn thu thập dữ liệu và quản lý theo dõi tất cả các trang web từ một nguồn duy nhất.
Với Facebook Pixel, bạn có cơ hội tối ưu hóa quảng cáo, tăng khả năng chuyển đổi và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Hãy tận dụng công cụ này và khám phá tiềm năng của nó để đạt được thành công trong chiến dịch quảng cáo trên Facebook.
Notice: Undefined variable: postsMONA in /opt/www/monanew.monamedia.net/wp-content/themes/monatheme/single.php on line 496
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!