Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
Copywriting là gì? Cần những kỹ năng gì để trở thành Copywriter chuyên nghiệp
Copywriting là một lĩnh vực rất quan trọng đối với website hiện nay. Một website, các chương trình tiếp thị truyền thông có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào bộ phận này. Với thời đại công nghệ, người dùng có thói quen mua hàng online, tìm hiểu thông tin online như hiện nay thì Copywriting phát triển mạnh là điều tất yếu. Copywriting là gì? Làm thế nào để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp. Tất cả sẽ có ở bài viết tổng hợp về lĩnh vực Copywriting mà Mona Media chia sẻ dưới đây.
Tìm hiểu về Copywriting
Copywriting là gì?
Copywriting giải thích một cách đơn giản là hoạt động tổng hợp thông tin và sao chép có chọn lọc từ nhiều văn bản. Các Copywriting sẽ tạo nên một văn bản hoàn toàn mới với đầy đủ nội dung hấp dẫn và có tính xác thực. Những nội dung này thường dùng để SEO hoặc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ.
Xem thêm: SEO Copywriting là gì? Cách viết bài chuẩn SEO cho website
Tất cả mọi hình thức từ thư điện tử, báo chí, tờ rơi, các trang mạng hoặc mạng xã hội đều cần đến Copywriting. Người làm nghề Copywriting là gì thì vẫn phải có nhiều kinh nghiệm, viết tốt và luôn định hướng nội dung chuyên nghiệp để người đọc thu hút bởi những thông tin đó.
-> Cách viết content hay giúp gia tăng chuyển đổi hiệu quả
Hơn là những bài viết copywriting, Mona Media cung cấp hơn thế đến doanh nghiệp của bạn các gói dịch vụ liên quan đến việc tạo ra nội dung hấp dẫn. Chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp bạn ở bất kỳ phương tiện quảng cáo nào. Tạo nội dung hấp dẫn, ngôn ngữ phù hợp với từng ngành nghề và từng nhóm đối tượng. Tất cả các dạng nội dung của Mona đều đáp ứng được.
Nội dung là yếu tố giúp thu hút khách hàng và giữ chân họ ở lại, thực hiện các thao tác trên trang web của bạn. Và vì họ đã bỏ thời gian để tìm kiếm thông tin nên chắc chắn họ sẽ không muốn với cùng một chủ đề nhưng doanh nghiệp nào cũng thể hiện giống nhau như vậy. Tạo ra content không bị phạm lỗi trùng lặp cao cần phải có tư duy và kiên trì cao.
Đăng ký ngay dịch vụ Content Marketing của Mona Media để được trải nghiệm cảm giác tăng GẤP 5 LẦN DOANH SỐ và vị trí TOP 1 bảng trang tìm kiếm.
Copywriter là gì?
Copywriter là gì? Đây là một câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu về vai trò và chức năng của copywriter. Copywriter chính là những người làm copywriting. Trước đây, họ là những người làm tại các công ty quảng cáo tiếp thị, đài truyền hình…
Khi tốc độ phát triển internet, marketing online phát triển mạnh, họ chính là những người tạo nên các bài viết trên thế giới mạng. Tất cả mọi bài viết từ website, báo điện tử, email cho đến mạng xã hội đều đến từ Copywriter.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp và có đặc thù cao về tính sáng tạo. Đặc biệt, họ có thể làm trực tiếp, làm online và làm chủ thời gian của mình. Do vậy, hiện nay Copywriter tại Việt Nam và trên thế giới rất nhiều. Một số người, Copywriter là nghề tay trái của họ và giúp họ kiếm thêm thu nhập hàng tháng không hề ít.
-> Tổng hợp các nghề freelancer phổ biến tại Việt Nam
Các dạng copywriter
Vẫn có nhiều người đặt câu hỏi về nghề Copywriter là làm gì, có người nghĩ rằng đây nghề này chỉ đơn thuần là viết. Thế nhưng, còn tùy theo những đặc thù riêng, Copywriter được chia thành nhiều dạng khác nhau:
- Sale Letter Copywriter: Là những người viết thư chào hàng chuyên nghiệp. Những lá thư này sẽ dùng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ, được viết với nội dung hấp dẫn, chuyên nghiệp.
- Digital Copywriter: Là những người cung cấp nội dung có tính sáng tạo cao cho các công cụ Digital. Họ sẽ kích thích hành động của người dùng: đăng ký email, số điện thoại, mua sản phẩm,…
- Technical Copywriter: Được đánh giá là các chuyên gia trong lĩnh vực copywriting. Họ có chuyên môn cao, tầm ảnh hưởng rộng. Những bài viết của họ có sức lan tỏa lớn và gây hiệu ứng rộng.
- SEO Copywriter: Là những người chuyên về kỹ thuật tối ưu content SEO. Bài viết của họ sẽ tập trung vào từ khóa, tiêu đề, phân bổ từ khóa, đoạn và tối ưu hình ảnh, mô tả, nhúng video… Bài viết của họ sẽ thiên về hướng đánh giá của Google, Bing… hơn là người đọc.
- Creative Copywriter: Chuyên về sáng tạo ngôn ngữ đặc biệt. Lĩnh vực này không cần số lượng từ nhiều mà cần sản phẩm thật ấn tượng. Đôi lúc chỉ là những Slogan cực ngắn với 3 đến 4 chữ hoặc là nội dung cho những video ngắn chỉ 30s.
- Publisher Copywriter: Là người có lượng độc giả trung thành lớn. Bài viết của họ có tầm ảnh hưởng rất rộng. Bài viết của họ luôn tạo thành xu thế.
- Inhouse Copywriter: Chuyên về sáng tạo nội dung cho thương hiệu. Họ là người truyền tải thông điệp, câu chuyện thương hiệu. Giúp gia tăng nhận thức về thương hiệu từ các Brand Copywriter.
Bạn đang sống trong thời đại mà tất cả mọi thứ nội dung copywriting đều được thực hiện hoá trên mạng internet. Chính vì điều đó, thị trường kinh doanh trực tuyến ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy làm sao để có thể nổi bật hơn tất cả?
Biện pháp SEO thương hiệu được hình thành nhằm giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trong ngành.
Không phải mặt hàng nào cũng dễ dàng quảng cáo được trên các trang mạng xã hội. Liên hệ ngay với chúng tôi để được đánh dấu thương hiệu trong lòng khách hàng. Dịch vụ SEO Branding của Mona Media được nghiên cứu, lên kế hoạch dựa trên hành vi khách hàng. Mục đích cốt lõi là tăng tỷ lệ chuyển đổi và đẩy mạnh doanh thu.
Học ngành gì để làm công việc copywriter?
Công việc của copywriter không giới hạn bạn ở bất kỳ một môi trường học nào cả. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về nghề copywriter là gì, bạn có thể tự học và rèn luyện kỹ năng. Bạn cũng có thể học các ngành sau để có nền tảng vững chắc để hiểu rõ về copywriter là làm gì:
- Ngành báo chí: Cung cấp các kỹ năng như quay phim, ghi hình, chụp ảnh, rất hữu ích cho copywriter.
- Ngành truyền thông: Giúp bạn nắm bắt xu hướng và tâm lý của khách hàng hơn.
- Ngành marketing: Liên quan đến kỹ năng nghiên cứu sản phẩm, tìm insight khách hàng, hoạch định kế hoạch.
- Ngành kinh tế: Giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng phát triển kinh tế và hình thành thói quen suy nghĩ logic.
Công việc của một copywriter
Nếu bạn muốn trở thành một copywriter thực thụ, bạn sẽ phải thực hiện chi tiết các công việc của copywriter như sau:
- Trực tiếp viết những bài viết có tính thông báo, giáo dục và truyền cảm hứng.
- Nghiên cứu thông tin, từ khóa và chủ đề liên quan đến sản phẩm và khách hàng tiềm năng.
- Phỏng vấn đối tượng liên quan để có thể viết bài một cách chính xác và hiệu quả.
- Tổ chức lại cấu trúc câu, ngữ pháp… trong bài viết để đảm bảo nó đọc dễ hiểu và truyền tải thông điệp một cách rõ ràng.
- Thiết lập hình ảnh thương hiệu và tổ chức các nội dung, chiến dịch marketing hiệu quả để thu hút khách hàng.
- Đưa ra những ý tưởng sáng tạo và độc đáo để đặt tên cho sản phẩm/thương hiệu mới, phải chắc chắn rằng tên đó sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tạo ra các slogan, tagline, concept, storyboard, dưới sự hướng dẫn của đội ngũ nhân viên marketing.
- Bạn sẽ phải đảm nhiệm việc viết kịch bản và lời thoại cho TVC quảng cáo, Radio hoặc các nội dung dạng video trên các kênh YouTube/TikTok, v.v… để thu hút khách hàng chú ý đến.
- Viết headline, subheadline và nội dung văn bản cho các ấn phẩm quảng cáo/tiếp thị, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Sự khác biệt giữa Content Writer và Copywriter
Content Writer và Copywriter đều là những nghề viết lách, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa hai nghề này. Cùng tìm hiểu một số điểm khác biệt chính giữa hai vị trí này là:
- Content Writer là người tạo ra nội dung có giá trị và hữu ích cho đối tượng mục tiêu, nhằm thu hút lượt truy cập và xây dựng nhận thức về thương hiệu. Content Writer thường viết nội dung dài và chi tiết, trả lời một câu hỏi cụ thể hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể của khách hàng. Content Writer đóng vai trò quan trọng trong SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), FB Ads.
- Copywriter là người viết nội dung có tính thuyết phục cao, nhằm mục đích quảng cáo và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Copywriter thường viết nội dung ngắn gọn và cảm xúc, kích thích hành động của khách hàng. Copywriter chuyển đổi lượt truy cập thành khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng thực. Copywriter tập trung thể hiện ý tứ của mình bằng các slogan, tagline quảng cáo trên các nền tảng truyền thông như Facebook, Google Ads…
Cần biết gì để trở thành Copywriter chuyên nghiệp
Những kỹ năng cần thiết để trở nên chuyên nghiệp trong ngành nghề Copywriter là gì? Dưới đây là những điều quan trọng mà bạn cần biết:
1. Hiểu những điều cơ bản về copywriting
Nhu cầu của khách hàng, tâm lý của người đọc, mục tiêu bài viết cần hướng đến là gì. Đây là những nghiệp vụ cơ bản mà một Copywriter cần biết. Khi hiểu rõ về những điều này bạn sẽ biết cách xây dựng nội dung, câu chuyện và sử dụng câu chữ phù hợp nhất cho mục đích truyền đạt thông tin của mình.
Xem thêm: Cách xác định đúng insight khách hàng
2. Nhận thức được tầm quan trọng của copywriter
Copywriter rất quan trọng trong thế giới mạng. Mọi lĩnh vực cần đến văn bản, sự sáng tạo đều sẽ cần đến bạn. Thứ bạn cống hiến chính là chất xám, sự sáng tạo và câu chữ. Sẽ không có văn phong ai giống ai. Bạn sẽ tạo nên những bài viết để làm phong phú thêm cho thế giới mạng. Có hàng nghìn chủ đề cần đến khả năng viết của bạn. Nếu không có Copywriter sẽ không thể tạo nên nội dung trên thị trường internet.
3. Tìm hiểu thị trường copywriting và xây dựng thương hiệu cho bản thân
Khi bạn viết copywriting cần phải chú trọng đến ngôn ngữ, cách tạo thu hút trong câu chữ. Bạn phải biết thế mạnh của bản thân mình thuộc về lĩnh vực viết nào. Có rất nhiều loại Copywriter khác nhau để bạn lựa chọn. Khi bạn có thế mạnh, bạn sẽ dễ dàng xây dựng thương hiệu cho bản thân.
Tham khảo: Quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân chi tiết
Xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân ngày càng được nhân rộng. Khi từng cá nhân đều đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cá nhân trên các trang mạng xã hội. Để khách hàng lưu tâm bạn phải thật sự nổi bật. Content của bạn phải chất lượng.
Nhưng nếu bài viết của bạn không tiếp cận tới người dùng? Đừng lo, tại Mona Media thực hiện dịch vụ quảng cáo trên Facebook. Các bài viết chia sẻ của bạn đều được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh gặp các từ cấm của Facebook.
Dịch vụ Facebook Ads nhắm trúng đối tượng, thể hiện đúng thông điệp đến người dùng. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900 636 648 hoặc mona.media để không bỏ lỡ 95% khách hàng đang sử dụng mạng xã hội.
4. Đầu tư vào kỹ năng viết bài
Mỗi bài viết đều phải là tâm huyết của bạn. Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng, kiểm tra kỹ chất lượng bài trước khi gửi đi. Luôn trau dồi kỹ năng viết của mình với các yêu cầu content mới nhất. Kỹ thuật viết thay đổi theo sự thay đổi của các trình duyệt tìm kiếm, văn hóa của thời đại. Đừng viết mãi theo một kiểu sẽ không giúp bạn tiến bộ được.
Nhận thức về nội dung trực tuyến là điều quan trọng nhất. Thông tin trực tuyến có chính thống, có thông tin giá trị cộng đồng và có những thông tin chỉ mang tính chất tiếp thị, quảng cáo. Đặc biệt phải hiểu rõ từng loại thông tin trước khi bạn viết.
Xem thêm:
- Cách viết bài review sản phẩm hấp dẫn, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng
- Bí quyết viết bài mô tả sản phẩm hay, thu hút khách hàng
5. Có bản chất tò mò, thích khám phá, tổng hợp thông tin tốt
Tò mò, thích khám phá thông tin là một lợi thế. Từ việc tò mò, thích khám phá này bạn sẽ tiếp nhận thông tin nhanh. Cộng thêm với việc tổng hợp thông tin tốt kết hợp với ngôn từ sáng tạo, thiết kế cấu trúc bài khoa học. Bạn sẽ trở thành Copywriter chuyên nghiệp có thu nhập rất cao.
6. Không bao giờ ngừng sáng tạo
Hãy đọc mọi thông tin ở nhiều góc độ khác nhau, không ngừng sáng tạo và sử dụng thêm nhiều câu chữ mới và tiếp cận kỹ thuật Content mới nhất. Để nội dung copywriting là gì có sự sáng tạo và mới lạ trong mắt người đọc.
7. Tiếp nhận mọi kiến thức về SEO content
Seo content có rất nhiều yếu tố cần phải được cải thiện. Chẳng hạn như tiêu đề, phân bố từ khóa, tối ưu hóa ảnh, video… Mọi kiến thức về SEO content cần được nắm chi tiết. Bởi vì bạn không chỉ viết cho người đọc hoặc Google, Bing… mà bạn viết cho tất cả.
-> Tham khảo: Quy trình 10 bước chi tiết lên Outline content chuẩn SEO
8. Có khả năng quản lý thời gian và tổ chức tốt
Quản lý thời gian tốt và tập trung cao độ khi viết bài. Thể hiện sự chuyên nghiệp qua từng sản phẩm mà bạn sản xuất. Hãy đảm bảo đúng Deadline và chất lượng bài viết.
9. Hiểu được tâm lý khách hàng
Thấu hiểu tâm lý khách hàng là một kỹ năng quan trọng trong việc viết nội dung copywriting. Bằng cách thấu hiểu nhu cầu, mong muốn, vấn đề và mục tiêu của khách hàng, copywriter có thể viết nội dung phù hợp và giải quyết vấn đề của khách hàng. Điều này giúp cho thông điệp của chiến dịch marketing trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn với khách hàng.
10. Có kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính
Kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính là cần thiết đối với một copywriter để tạo ra nội dung chuyên nghiệp và tối ưu hóa cho các kênh truyền thông khác nhau. Copywriter cần biết sử dụng các phần mềm như Word, Excel, PowerPoint, Photoshop, Illustrator, WordPress, Mailchimp, Google Analytics… để soạn thảo, chỉnh sửa, trình bày, thiết kế, đăng tải, gửi email, theo dõi và phân tích hiệu quả của nội dung trên các kênh như website, blog, email, mạng xã hội.
Những hiểu lầm về Copywriter là làm gì?
Copywriter là một ngành nghề đa dạng và hấp dẫn, nhưng cũng có một số hiểu lầm phổ biến xung quanh nó. Dưới đây là mô tả về những hiểu lầm phổ biến về Copywriter là gì như sau:
- Copywriter là những người chuyên sao chép nội dung và viết lại: Đây là quan điểm sai lầm về lĩnh vực Copywriter. Họ đọc và tổng hợp thông tin, sau đó sáng tạo nội dung, hô biến câu chữ dựa trên nhiều góc nhìn mới.
- Copywriter là những người thuộc về lĩnh vực viết văn: Quan niệm này rất sai lầm vì Copywriter có thể là người viết nên những câu chuyện mang chất văn nhưng cũng là người sáng tạo nội dung trên internet cho nhiều mục đích khác.
- Copywriter là những người chuyên giật tít, câu view: Điều này hoàn toàn sai lầm với các Copywriter chuyên nghiệp. Bất cứ nội dung nào trên thế giới mạng hiện nay đều đến từ Copywriter.
- Copywriter là nghề dễ như ăn kẹo: Không hề có công việc nào dễ dàng, như những liệt kê các tố chất mà một Copywriter cần có chúng tôi đã chia sẻ thì Copywriter cũng là một nghề đòi hỏi chất xám, kỹ năng và giỏi về viết lách rất nhiều.
Mức lương và cơ hội phát triển nghề nghiệp Copywriter
Mức lương
Mức lương trung bình của nghề Copywriter tại thị trường lao động quốc tế là $47,838, với thu nhập dao động từ $35,000 đến $65,000 mỗi năm (nguồn: Payscale và Salary.com). Có thể kiếm được lên đến $100,000 nếu có kinh nghiệm.
Tại Việt Nam, mức lương dao động của nghề Copywriter từ 7-15 triệu đồng tùy theo công ty và năng lực của ứng viên. Freelance Copywriter có thể kiếm được nhiều hơn, lên đến 20-30 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào chất lượng dự án.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Một số người tin rằng nghề Copywriter chỉ đơn thuần là viết lách. Nhưng thực tế, để phát triển trong nghề này, Copywriter là gì cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Bao gồm quản lý nội dung, nghiên cứu và các kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông và tiếp thị.
Việc học viết có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng của mình và định hướng cho tương lai. Ngoài công việc của một Copywriter, bạn cũng có thể chuyển sang các vị trí khác như Content Writer, Technical Writer, Chuyên viên truyền thông, Chuyên viên nội dung, Trưởng nhóm nội dung, Giám đốc nội dung, Giám đốc nghệ thuật, Giám đốc sáng tạo,…
Các công thức Copywriting phổ biến mà bạn cần biết
Copywriting là một nghệ thuật và có một số công thức phổ biến được sử dụng để tạo ra những nội dung quảng cáo hấp dẫn và hiệu quả. Dưới đây là mô tả về các công thức Copywriting là gì quan trọng mà bạn cần biết:
1. FAB: Features – Advantages – Benefits
- Features: Những gì sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể làm
- Advantages: Sản phẩm, dịch vụ của bạn có gì giúp ích hơn cho khách hàng
- Benefits: Những điều mà người đọc mong muốn nhận được.
Công thức này giúp bạn tập trung vào lợi ích sản phẩm, dịch vụ chứ không nhắc nhiều đến tính năng.
Ví dụ: “Sử dụng dịch vụ SEO tại Mona Media để gia tăng doanh thu và đứng vị trí top trên công cụ tìm kiếm Google. Tìm hiểu ngay tại đây.”
2. BAB: Before – After – Bridge
- Before: Thực trạng hiện tại của vấn đề.
- After: Tình hình sau khi vấn đề được giải quyết.
- Bridge: Cách thức để có thể giải quyết được vấn đề.
Đây là công thức copywriting đơn giản được nhiều blogger áp dụng. Nó giúp nêu ra vấn đề, mô tả kết quả đáng mơ ước mà khách hàng mong muốn và cách thức để đạt được kết quả đó. Công thức này phù hợp để viết content giới thiệu ban đầu, chia sẻ cập nhật và email marketing.
Ví dụ: “Thiết kế ảnh tốn rất nhiều thời gian. Bạn có thể giảm thời gian từ 1h xuống chỉ còn 15p bằng Photoshop. Hãy xem cách làm này: Link”
3. Công thức PAS: Problem – Agitate – Solve
Công thức PAS là một trong những công thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay và bao gồm 3 bước sau:
- Problem – Xác định vấn đề
- Agitate – Khoét sâu vấn đề
- Solve – Giải quyết vấn đề
Công thức copywriting này được các blogger gọi là công thức để thống trị truyền thông xã hội. Nói về công thức PAS, so với công thức thứ 2, nó mô tả rõ hơn về thực trạng sẽ ra sao nếu vấn đề không được giải quyết.
Ví dụ: “Nếu bạn gầy gò, thiếu cân, bạn có thể tham khảo khóa học Yoga để cải thiện sức khỏe.”
4. 4C: Clear – Concise – Compelling – Credible
Tất cả các bài viết, tin tức, trang web và nội dung khác đều cần phải tuân thủ những tiêu chí này để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
- Clear – Rõ ràng
- Concise – Ngắn gọn
- Compelling – Thuyết phụ
- Credible – Đáng tin
Việc tuân thủ các tiêu chí 4C rất quan trọng trong việc viết nội dung copywriting . Chỉ cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này, bạn có thể truyền tải thông điệp chuyên nghiệp và hiệu quả.
Ví dụ: “Hãy ghi nhớ mọi điều trong cuộc sống của bạn, ngay cả những chi tiết bé nhỏ nhất như sinh nhật của cháu trai. Để giúp bạn quản lý công việc của mình một cách hiệu quả, hãy dùng thử công cụ sắp xếp công việc sau: Link…”
5. 4U: Useful – Urgent – Unique – Ultra-specific
- Hữu ích: Đưa ra giá trị cho người đọc.
- Khẩn cấp: Khiến người đọc có cảm giác cấp bách.
- Độc nhất: Truyền đạt ý tưởng để đưa ra lợi ích độc đáo nhất, có thể là bài phỏng vấn độc quyền với người nổi tiếng.
- Cụ thể: Truyền tải những điều trên một cách cụ thể, chân thực nhất.
Đây là công thức Copywriting phù hợp với những đề tài nóng, diễn biến và lan truyền nhanh trên mạng xã hội. Nó giúp bạn “đi tắt đón đầu” những hot trend hoặc thông tin có tính chất thời sự nóng bỏng trong nội dung truyền tải.
Ví dụ: “Hội thảo sáng thứ 4 tuần này trả lời các câu hỏi về khóa tài khoản quảng cáo và không giới hạn thời gian. Chỉ còn 5 slot, nhanh tay đăng ký tại đây.”
6. Công thức AIDA
- Chú ý – Tạo sự chú ý.
- Thú vị – Hiển thị những thông tin thú vị.
- Tạo nhu cầu – Giới thiệu lợi ích sản phẩm/dịch vụ/ý tưởng.
- Hành động – Đưa ra lời kêu gọi hành động để gia tăng sự chuyển đổi.
Công thức AIDA là một trong những công thức copywriting chuẩn nhất và lâu đời trong marketing. Nó được sử dụng rộng rãi trong truyền thông thư điện tử, truyền hình, đài phát thanh, trang bán hàng, trang landing page, v.v.
Ví dụ 1: “Chú ý! Phần mềm mới tự động tối ưu giá comment quảng cáo FB, giúp tiết kiệm 30% chi phí hàng tháng. Bạn có muốn thử không?”
Ví dụ 2: “Chú ý! Sản phẩm Diệp lục đang làm mưa làm gió trên thị trường, giúp phụ nữ đẹp da hơn. Bạn cũng muốn da mình đẹp? Hãy đọc bài viết này!”
7. Lôi cuốn độc giả
Để thu hút độc giả, bạn có thể đặt một câu hỏi hấp dẫn hoặc sử dụng các từ khóa và trích dẫn đáng chú ý. Hình ảnh hoặc video cũng có thể giúp tăng sự lôi cuốn và thuyết phục độc giả truy cập vào trang web của bạn. Cuối cùng, hãy chia sẻ bài đăng của bạn trên các mạng xã hội để thu hút độc giả và tăng khả năng tiếp cận của nó.
8. Phương pháp A FOREST
- A – Alliteration – Lặp lại
- F – Facts – Sự thật
- O – Opinions – Ý kiến
- R – Repetition – Lặp lại
- E – Examples – Ví dụ
- S – Statistics – Thống kê
- T – Threes – 3 lần
Phương pháp này hiệu quả cho viết bài copywriting chuyên môn hoặc xây dựng nội dung cho landing page có khối lượng thông tin lớn. Chủ yếu dùng cho bài SEO theo phong cách Big Content.
9. PPPP: Picture – Promise – Prove – Push
- Picture – Hình ảnh: Một bức ảnh nhằm tạo sự chú ý cũng như khơi dậy mong muốn.
- Promise – Cam kết, Lời hứa: Lợi ích của sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Prove – Cung cấp: Hỗ trợ cho lời cam kết của bạn.
- Push – Đẩy: Kêu gọi hành động để đạt được chuyển đổi.
Đây cũng là công thức copywriting là gì thường được áp dụng vào viết quảng cáo bán hàng phổ biến trên Facebook hiện nay.
10. 3 lý do tại sao
Trả lời cho câu hỏi “Tại sao?” là một nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ copywriter nào. Vì vậy, trong bộ ba ý tưởng này, chúng ta sẽ mở rộng câu hỏi đó thành 3 câu hỏi cụ thể:
- Tại sao bạn là tốt nhất?
- Tại sao tôi nên tin bạn?
- Tại sao tôi nên mua ngay lúc này?
Với bộ ba ý tưởng này, bạn có thể trả lời các câu hỏi đó một cách trung thực và tỷ mỷ, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm của bạn và cảm thấy tin tưởng hơn khi quyết định mua hàng.
11. SSS: Star – Story- Solution
- Star: Ngôi sao – Là nhân vật chính trong câu chuyện của bạn
- Story: Câu chuyện – Chính bản thân câu chuyện
- Solution: Giải pháp – Giải thích về cách ngôi sao đã chiến thắng cuối cùng
Công thức copywriting này có thể linh hoạt hơn ở chỗ bạn có thể kể câu chuyện và giới thiệu ngôi sao của bạn cùng lúc. Ngôi sao có thể là bất cứ thứ gì trong sản phẩm/dịch vụ/ý tưởng của bạn hoặc thậm chí là người đọc.
12. SSH: Star – String – Hook
Công thức SSH là một công cụ phân tích và xây dựng chiến lược tiếp thị cực kỳ hiệu quả. Nó không chỉ giúp bạn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng tốt hơn, mà còn giúp bạn xác định cách thức để giới thiệu chúng đến khách hàng mục tiêu của bạn.
- Star: Sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng
- String: Những sự kiện, nguồn, lợi ích và lý do
- Hook: Kêu gọi hành động
Với công thức SSH, bạn có thể tạo ra một chiến lược tiếp thị hiệu quả và thu hút khách hàng tiềm năng của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để thành công, bạn cần phải cân nhắc và tinh chỉnh các yếu tố này để phù hợp với sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của mình.
13. ACCA: Awareness – Comprehension – Conviction – Action
- Awareness – Nhận thức: Trình bày vấn đề
- Comprehension – Bao quát: Giải thích tác động của vấn đề đến độc giả và đưa ra giải pháp
- Conviction – Thuyết phục: Tạo niềm tin cho độc giả và thuyết phục họ sử dụng giải pháp
- Action – Hành động: Lời kêu gọi hành động đến người đọc
Công thức copywriting này có một biến thể khác tập trung vào việc hiểu. Nó giúp chẩn đoán và giải thích tình huống, tác động của nó đến bạn. Nếu thực hiện đúng, bước hiểu sẽ dẫn đến niềm tin và hành động.
Ví dụ: “Làm thế nào để trở thành blogger tốt nhất thế giới? Tham gia đội ngũ của họ ngày hôm nay.”
14. Công thức 1 – 2 – 3 – 4 thuyết phục
- Những gì tôi có cho bạn
- Lợi ích bạn nhận được
- Thông tin về tôi
- Hành động bạn cần thực hiện
Công thức copywriting này có mối liên hệ với công cụ kể chuyện của các công thức trước đó. Sau khi giới thiệu các lợi ích, bạn giải thích tại sao độc giả nên lắng nghe bạn. Bạn có thể dễ dàng thực hiện lời kêu gọi hành động trong bước cuối cùng nếu bạn giải thích phần đó đủ tốt.
15. Mô hình 6 + 1
- Bối cảnh
- Chú ý
- Mong muốn
- Khoảng cách
- Giải pháp
- Kêu gọi hành động
- +1 Sự tín nhiệm
Theo Daniel Iny của Tạp chí Smashing, sáu mục đầu tiên trong công thức copywriting là gì này theo cách tương tự như công thức Before-After-Bridge, giúp người đọc hiểu được sản phẩm / dịch vụ / ý tưởng của bạn sẽ giúp cuộc sống của họ như thế nào. Yếu tố chính mà Daniel đã thêm vào đó là uy tín.
Bạn có thể bán hàng và thực hiện tất cả những điều trên, nhưng nếu không có uy tín, bạn sẽ không thành công.
Ví dụ: “Jeff Bullas sử dụng các công cụ truyền thông xã hội để chia sẻ cho 1 triệu người mỗi ngày.”
-> Kinh nghiệm viết Content hay, Cách viết content cho người mới A-Z
Những câu hỏi thường gặp về Copywriter
Nghề nghiệp Copywriter chỉ dành cho một vài người?
Nghề Copywriter không chỉ dành cho những người có kinh nghiệm viết lách và sáng tạo. Thực tế, bất kỳ ai đều có thể học và trở thành một Copywriter giỏi. Những người mới bắt đầu có thể bắt đầu tại các trung tâm đào tạo hoặc sử dụng tài nguyên trực tuyến để học các kỹ năng cơ bản về copywriting trong việc viết nội dung và sáng tạo.
Những người viết báo và văn giỏi sẽ là CopyWriter giỏi?
Những người viết báo và văn giỏi có thể trở thành Copywriter giỏi nếu họ có đam mê và kiến thức về quảng cáo và truyền thông. Tuy nhiên, để trở thành một Copywriter giỏi cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau, không chỉ là kỹ năng viết lách.
Ngoài ra, cần phải có kỹ năng viết lách chuyên nghiệp, khả năng tìm hiểu và nghiên cứu thông tin nhanh chóng và chính xác, khả năng sáng tạo để tạo ra những ý tưởng mới mẻ và hấp dẫn cho khách hàng, cũng như khả năng làm việc độc lập và trong nhóm.
Copywriter cần phải có bằng cấp không?
Không nhất thiết phải có bằng cấp để làm nghề Copywriter. Bạn có thể học Copywriter qua nhiều cách khác nhau, như đọc sách, tham gia khóa học, xem video và thực hành nhiều.
Tuy nhiên, nếu bạn có bằng cấp về các ngành liên quan như báo chí, truyền thông, marketing hay kinh tế, bạn sẽ có lợi thế về kiến thức và kỹ năng để làm nghề Copywriter. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các công việc Copywriter là làm gì với các dạng khác nhau và chọn cho mình một hướng phù hợp.
Copywriter là tập trung viết bài SEO?
Copywriter là người viết nội dung quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Copywriter có thể viết bài SEO nhưng cũng có thể viết các loại nội dung khác như quảng cáo trên báo chí, truyền hình, banner, email hay sale letter.
Những thông tin về Copywriting là gì, copywriter là làm gì và các kỹ năng cần thiết của một Copywriter mà chúng tôi chia sẻ qua bài viết trên hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về nghề viết. Chúc các bạn sẽ trở thành một Copywriter chuyên nghiệp trong tương lai.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 1900 636 648
- Email: info@mona-media.com
- Địa chỉ: 1073/23 Đ. Cách Mạng Tháng 8, P.7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Tham khảo:
Notice: Undefined variable: postsMONA in /opt/www/monanew.monamedia.net/wp-content/themes/monatheme/single.php on line 496
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!