SEO

18 Tháng Ba, 2023

Thẻ Canonical là gì? Cách sử dụng Canonical Tag tối ưu website

Canonical URL không còn là khái niệm xa lạ với các SEOer, canonical được tạo ra bởi Google, Microsoft và Yahoo với mục đích hỗ trợ chủ website giải pháp khắc phục tình trạng Duplicate Content triệt để và nhanh chóng hơn. Nhưng có thể bạn chưa thực sự hiểu thẻ canonical là gì? Canonical link là gì? Cách sử dụng canonical ra sao? Bài viết dưới đây của Mona Media sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Thẻ Canonical là gì?

Thẻ canonical (“rel= canonical”) hay là thành phần HTML được sử dụng nhằm mục đích khai báo rằng URL gốc của trang bị trùng lặp nội dung với công cụ tìm kiếm (search engine). Sử dụng canonical tag khi nội dung bị duplicate hoặc giống nhau trên nhiều URL.

Nếu trong các URL khác nhau có chứa nội dung giống hoặc tương tự nhau. Bạn có thể dùng thẻ Canonical URL là gì để chỉ định đâu là phiên bản chính và sau đó thực hiện index nó.

Thẻ Canonical là gì?

Cấu trúc thẻ Canonical

Ý nghĩa của từng phần cấu trúc Canonical URL có thể hiểu như sau:

  • link rel=”canonical”: Liên kết trong thẻ này là bản gốc của trang
  • href=”https://example.com/sample-page/””: Truy cập bản gốc tại đây

Thẻ Canonical đóng vai trò gì trong SEO?

Khi website trở lên lớn mạnh hơn, cung cấp nhiều nội dung, thông tin hơn sẽ thường dẫn đến việc xuất hiện các trang khác có chứa nội dung tương tự hoặc trùng lặp với nhau. Điều này làm gây ra tình trạng “trùng lặp nội dung” (Duplicate Content) và bạn có thể bị các thuật toán của Google phạt.

Duplicate Content là vấn đề phức tạp cần quan tâm, khi các search engine thu thập các URL có nội dung tương tự hoặc giống nhau, nếu các URL đó đều đủ điều kiện để được Google index và xếp hạng cho một cụm từ khóa nhất định. Điều này có thể khiến các URL mà bạn không mong muốn được các công cụ tìm kiếm lựa chọn xếp hạng. Google Canonical chính là giải pháp cho trình trạng này. 

  • Chỉ định đích danh một URL chuẩn mà bạn muốn người dùng nhìn thấy trên kết quả tìm kiếm được hiển thị.
  • Hợp nhất URL với các nội dung bị trùng lặp
  • Theo dõi chỉ số cho sản phẩm/ dịch vụ được đơn giản hoá
  • Quản lý những nội dung được phân phối ở các tên miền khác nhau.

Ngoài việc tối ưu Canonical, còn rất nhiều việc bạn cần làm để tăng uy tín cho website và nâng hạng bài viết của bạn. Dù nhỏ nhưng bạn không được bỏ qua bất kỳ bước nào để giải pháp SEO hoàn hảo nhất có thể. Để đầu tư SEO mang lại nhiều giá trị cũng như tối ưu chi phí, bạn cần lựa chọn thuê ngoài 1 đơn vị có Dịch Vụ SEO uy tín. Một trong số các dịch vụ SEO mà Mona khuyên bạn nên ưu tiên đầu tư chính là SEO tổng thể.

Với phương án này, bạn có thể cùng lúc tăng độ phủ thương hiệu cũng như uy tín ngành và vươn tới top 1 thị trường online. Việc của bạn cần làm chỉ là tìm một đơn vị uy tín và có kinh nghiệm SEO để hợp tác. 

Tại Mona Media, chúng tôi sở hữu đội ngũ SEO hàng đầugiàu kinh nghiệm cùng 1 quy trình làm việc rõ ràng để giúp khách hàng có được hiệu quả cao nhất. Không chỉ có vậy, Mona SEO còn sở hữu đa giải pháp, đa dịch vụ Marketing mà không chỉ dừng lại ở Website và SEO.

Tăng trưởng 500% traffic so với thời điểm chưa thực hiện SEO cùng với Mona Media – đơn vị uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu. Liên hệ ngay với chúng tôi để được Tư vấn miễn phí.

dịch vụ seo tổng thể mona media

Trường hợp nào nên sử dụng rel=Canonical?

Dưới đây là mô tả về những trường hợp nên sử dụng link rel Canonical là gì như sau:

Website sở hữu các phiên bản khác nhau

  • https://mona.media/dich-vu-seo-tong-the
  • https://m.mona.media/dich-vu-seo-tong-the
  • https://amp.mona.media/dich-vu-seo-tong-the

Thiết lập cho URL động với trang tìm kiếm, bộ lọc…

  • https://mona.media/?s=adword
  • https://mona.media/?gclid=adword

Hệ thống Blogs tự động lưu trữ nhiều URL khi lưu nội dung dưới dạng nhiều chuyên mục khác nhau

  • https://mona.media/kien-thuc-website/website-la-gi/
  • https://mona.media/cau-hoi-thuong-gap-ve-webiste/website-la-gi/
Trường hợp nào nên sử dụng rel=Canonical

Nội dung được phân phối trên nhiều tên miền

  • https://mona.media/canonical-la-gi
  • https://blogs.mona.media/kien-thuc-seo/canonical-la-gi

Nội dung được phân phối trên nhiều biến thể web http/https hoặc www/non-www

  • https://mona.media/seo-la-gi
  • https://mona.media/seo-la-gi

Nội dung có nhiều phần

  • https://mona.media/dia-chi-website-la-gi
  • https://mona.media/dia-chi-website-la-gi-phan-2
  • https://mona.media/dia-chi-website-la-gi-phan-3

Quy tắc sử dụng Canonical Tag

Quy tắc sử dụng Canonical Tag

Canonical tag là một công cụ quan trọng trong SEO để xác định phiên bản chính thức của một trang web khi có nhiều phiên bản có nội dung tương tự hoặc trùng lặp trên nhiều URL khác nhau. Dưới đây là quy tắc sử dụng thẻ Canonical là gì:

Sử dụng URL tuyệt đối

John Mueller của Google đã chỉ ra rằng bạn không nên sử dụng các đường dẫn tương đối với phần tử liên kết rel=“canonical”. Ví dụ với website https://mona.media/, bạn nên sử dụng URL tuyệt đối như sau: <link rel=“canonical” href=“https://mona.media/sample-page/” />. Và không nên sử dụng cấu trúc: <link rel=“canonical” href=”/sample-page/” />.

Dùng chữ viết thường trong URL

Google có thể coi URL sử dụng chữ viết hoa và viết thường là các URL khác nhau. Do vậy, bạn nên chuẩn hóa tất cả các URL trên máy chủ của mình sử dụng chữ viết thường. Sau đó, bạn sử dụng các URLviết thường cho thẻ Canonical Tag chuẩn của mình.

Dùng đúng phiên bản miền HTTPS hay HTTP

Nếu website của bạn đã chuyển sang công nghệ tiêu chuẩn SSL, bạn cần đảm bảo rằng bạn không khai báo bất kỳ URLnào không phải SSL trong thẻ chuẩn của mình. Điều này có nghĩa bạn phải sử dụng đúng miền HTTPS (SSL) hoặc HTTP. Về mặt lý thuyết, điều này sẽ tránh khỏi những nhầm lẫn và kết quả không mong muốn.

Nếu bạn đang ở trên một tên miền phù hợp và an toàn, bạn nên sử dụng cấu trúc sau cho HTTPS: <link rel=“canonical” href=“https://mona.media/sample-page/” />.

Không nên sử dụng cấu trúc: <link rel=“canonical” href=“http://mona.media/sample-page/” />.

Nếu bạn không sử dụng HTTPS thì cấu trúc ngược lại sẽ phù hợp.

Dùng đúng phiên bản miền HTTPS hay HTTP

Sử dụng Canonical Tag chuẩn tự tham chiếu

John Mueller của Google đã thông báo các thẻ chuẩn tự tham chiếu được là thẻ được khuyến nghị sử dụng. Tuy nhiên, đây là điều kiện không bắt buộc cho Canonical Tag. Trong trường hợp bạn không có sự chắc chắn về cách thức hoạt động của một trang chuẩn tự tham chiếu thì cơ bản, đó là một thẻ Canonical Tag trên một trang tự trỏ đến chính nó.

Ví dụ, nếu URL là https://mona.media/sample-page thì Canonical Tag tự tham chiếu trên trang là: <link rel=“canonical” href=“https://mona.media/sample-page” />. Hầu hết các CMS hiện đại hiện nay đều tự động thêm các URL tự tham chiếu. Tuy nhiên, bạn cần yêu cầu nhà phát triển website mã hóa cố định điều này nếu bạn đang sử dụng CMS tùy chỉnh.

Sử dụng một Canonical Tag cho mỗi trang

Nếu trang của bạn có nhiều hơn một Canonical Tag chuẩn thì Google sẽ thực hiện bỏ qua tất cả. Tức là khi gặp trường hợp có nhiều hơn một khai báo rel=canonical, Google sẽ bỏ qua tất cả gợi ý rel=canonical.

Hướng dẫn cách sử dụng Canonical để tối ưu website

Sử dụng thẻ rel=”canonical” với cấu trúc đầy đủ: <link rel=”canonical” href=”https://example.com/” /> và đặt thẻ liên kết này trong cặp thẻ mở đóng <head></head> của trang.

Cách cài đặt thẻ Canonical

Dùng HTML rel=“canonical” để cài đặt Canonical

Dùng thẻ rel = canonical là cách đơn giản nhất để chỉ định URL gốc. Cách thực hiện như sau: bạn chỉ cần thêm mã sau vào phần <head> của bất kỳ trang trùng lặp nào:

<link rel=”canonical” href=”https://example.com/sample-page/”/>

Ví dụ: Bạn có một website bán hoa. Bạn muốn chỉ định https://store.com/flower/red-roses/ là URL gốc. Ngay cả bạn có thể truy cập nội dung của trang đó thông qua các URL khác, ví dụ như https://store.com/red-roses/. Khi ấy, bạn chỉ việc thêm thẻ canonical tag vào sau bất cứ trang trùng lặp nào:sau vào bất kỳ trang trùng lặp nào:

<link rel=”canonical” href=”https://store.com/flower/red-roses/ l”/>

Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng hệ quản lý nội dung CMS thì bạn không cần phải lo lắng nhiều về mã code của trang rằng nếu bạn đang dùng CMS, bạn không cần phải lo lắng về mã code của trang.

Cài đặt thẻ Canonical trong WordPress

Bạn chỉ cần cài đặt Yoast SEO để Canonical tự tham chiếu sẽ được tự động add vào trang. Chọn phần “Nâng cao” trên mỗi bài post hoặc page để thêm các mục tùy chỉnh.

Cài đặt thẻ Canonical trong WordPress

Cài đặt Canonical tag trên dòng tiêu đề HTTP

Đối với tài liệu dạng file PDF, vì không có phần trang <head> nên việc sử dụng thẻ canonical là không thể. Khi gặp trường hợp này, bạn hãy dùng dòng tiêu đề HTTP để đặt cho thẻ, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng nó trong tiêu đề HTTP cho các website chuẩn.

Cài đặt thẻ Canonical trong Sitemaps XML

Đối với sitemaps, Google nhận định rằng những trang không có Canonical tag chuẩn sẽ không được đưa vào và chỉ các URL chuẩn mới được liệt kê thêm vào.

Có thể giải thích tại vì Google chỉ xem những trang có trong sitemap là URL gốc được đề xuất. Bên cạnh đó cũng có vài trường hợp chủ trang từ chối chọn URL trong sitemap làm URL gốc.

Cài đặt Canonical với chuyển hướng 301

Hãy thực hiện chuyển hướng 301 redirects khi bạn muốn chuyển hướng lượng traffic từ URL trùng lặp tới URL gốc.

Ví dụ: Có thể truy cập website của bạn bằng các đường link sau

  • example.com
  • example.com/index.php
  • example.com/home/

Hãy lựa chọn một URL nào đó làm URL gốc và chuyển hướng toàn bộ URL còn lại đến URL gốc.

Xem ngay: Redirect 301 là gì? Tổng quan về Redirect 301

Cách kiểm tra Canonical Tag

Kiểm tra bằng cách xem Page Source

Để kiểm tra Canonical Tag trên trang bằng Page Source, bạn thực hiện qua các bước đơn giản như sau:

Bước 1: Bạn đưa trỏ chuột đến khoảng trống bất kỳ của trang, nhấn chuột phải và chọn View page source/ Xem nguồn trang. Bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl + U để xem page source trong một tab mới.

View page source

Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F. Hộp thoại tìm kiếm mở ra, bạn gõ “canonical”

Bước 3: Tất cả rel=“canonical” sẽ xuất hiện. Lúc này, bạn chỉ cần kiểm tra URL được có trong đoạn mã có phải URL chuẩn hay Canonical Tag đúng hay không.

Kiểm tra Canonical bằng cách xem Page Source

Kiểm tra bằng công cụ hỗ trợ SEO

Hai công cụ Mozbar và SeoQuake đây đều là 2 công cụ SEO giúp kiểm tra thẻ canonical hoàn toàn miễn phí.

SEOQuake

Cách sử dụng SeoQuake để kiểm tra Canonical Tag:

Bước 1: Bạn cài tiện ích SeoQuake vào trình duyệt web.

cài tiện ích SeoQuake vào trình duyệt web

Bước 2: Bạn mở trang muốn kiểm tra thẻ Canonical. Tiếp đó, bạn nhấp vào biểu tượng tiện ích SeoQuake trong danh mục tiện ích ở góc trên bên phải màn hình và chọn DIAGNOSIS. Canonical Tag của trang sẽ hiển thị trong dòng Canonical.

Kiểm tra Canonical Tag bằng công cụ SEOquake

Mozbar

Cách sử dụng Mozbar để kiểm tra Canonical Tag:

Bước 1: Bạn cài đặt tiện ích Mozbar vào trình duyệt web.

đặt tiện ích Mozbar

Bước 2: Bạn mở trang muốn kiểm tra thẻ Canonical. Tiếp đó, bạn mở tiện ích Mozbar, nhấp vào biểu tượng “kính lúp trên trang” ở góc trái và chọn tab Page Analysis.

Bước 3: Bạn chọn mục General Attributes, các thông tin của thẻ Canonical sẽ hiển thị tại dòng Rel=“canonical”. Bạn kiểm tra xem những URL này đã là URL chuẩn hay chưa.

thông tin của thẻ Canonical sẽ hiển thị

Một số sai lầm thường mắc phải khi sử dụng thẻ Canonical

Thực tế hiện nay có rất nhiều SEOer hiểu lầm về cách dùng Canonical URL chuẩn. Dưới đây là một số sai lầm thường mắc phải khi dùng canonical tags:

Chặn URL trong Robots.txt

Việc chặn URL trong robots.txt sẽ ngăn cản không cho Google bot tiến hành thu thập dữ liệu. Có nghĩa là các bot sẽ không thể thấy bất kỳ thẻ Canonical nào trên đó. Điều đó có nghĩa là Google không thể chuyển hóa “link equity” từ Non-Canonical sang Canonical.

Đặt URL được chuẩn hóa thành thẻ “noindex”

Bạn cần ghi nhớ rằng không nên kết hợp noindex và canonical lại vì chúng là 2 yếu tố hoàn toàn đối lập nhau.

Thông thường Google sẽ có sự ưu tiên dành cho Canonical hơn thẻ “noindex”. Trong trường hợp bạn muốn thực hiện noindex và gắn thẻ tag, hãy sử dụng chuyển hướng 301 redirects. Còn nếu không, chỉ nên sử dụng rel=”canonical”.

Đặt mã HTTP 4XX cho URL gốc

Đặt mã trạng thái HTTP 4XX cho URL gốc có tác động giống hệt việc sử dụng thẻ noindex.

Không dùng thẻ Canonical với Hreflang

Thẻ Hreflang được sử dụng để chỉ định đối tượng dựa vào ngôn ngữ và vị trí địa lý của website.

Google đưa ra lời khuyên khi sử dụng thẻ hreflang: Bạn nên “chỉ định trang gốc có cùng một ngôn ngữ với website hoặc ngôn ngữ thay thế tốt nhất nếu không thể tìm ra ngôn ngữ chung cho cả 2”.

Chèn quá nhiều thẻ canonical

Xuất hiện nhiều thẻ rel =”canonical” sẽ khiến Google bỏ qua hết tất cả. Việc này xảy ra vì các thẻ canonical được thêm vào hệ thống tại nhiều thời điểm khác nhau.

Cũng có một số trường hợp rel=”canonical” được thêm vào bởi JS. Google sẽ chấp nhận trường hợp này khi URL gốc không xuất hiện trên HTML và tiếp theo đó bạn thêm rel=”canonical” với JS.

Ngược lại, bạn không nên hoán đổi page khác yêu thích bằng Javascript nếu HTML đã có thẻ canonical.

Đặt thẻ rel=”canonical” trong phần Body

Rel = “canonical” chỉ nên được xuất hiện trong phần <head>. Thẻ chuẩn trong phần <body> của website thường rất dễ bị bỏ qua của web rất dễ bị bỏ qua.

Một số lưu ý khi sử dụng Canonical Tag

Một số lưu ý khi sử dụng Canonical tag

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng Canonical Tag:

Thẻ canonical có khả năng tự tham chiếu

Thẻ canonical có thể dẫn đến URL hiện tại hay nói cách khác, nếu các URL A, B và C bị trùng lặp và A là đường link chuẩn, bạn có thể đặt thẻ canonical đến A trên chính URL A.

Chủ động sử dụng Canonical trên trang chủ website

Việc bị trùng lặp trên trang chủ khá phổ biến và mọi người có thể liên kết đến trang chủ của bạn theo nhiều cách khác nhau. Bạn nên đặt một thẻ rel=”canonical” trên URL trang chủ để phòng ngừa các sự cố không lường trước được.

Kiểm tra Canonical Tag động

Các đoạn code không hợp lệ có thể dẫn đến làm hệ thống viết thẻ canonical khác nhau cho mọi phiên bản của URL. Hãy kiểm tra ngay các URL của bạn, đặc biệt đối với các trang thương mại điện tử CMS.

Tránh tín hiệu gây nhiễu

Nếu bạn gửi tín hiệu gây nhiễu sẽ khiến các công cụ tìm kiếm có thể xác định nhầm một thẻ canonical hoặc giải thích nó không chính xác. Tóm lại, bạn không nên gắn rel=”canonical” đến trang Y cho trang X(B), rồi lại gắn rel=”canonical” đến trang X cho trang Y.

Tương tự, không nên gắn thẻ canonical từ trang X đến trang Y rồi sử dụng chuyển hướng redirect 301 từ trang Y đến trang X.

Sử dụng thẻ Canonical chéo cho nội dung trùng lặp trên các tên miền khác nhau

Nếu bạn quản lý cả hai trang web, bạn có thể sử dụng thẻ canonical chéo trên các tên miền đó. Ví dụ đang là một công ty xuất bản ấn phẩm truyền thông và đăng cùng một bài báo trên nhiều trang web khác nhau. Sử dụng canonical tag sẽ giúp tập trung vào một trang để tăng thứ hạng của nó lên.

Sử dụng cross-domain Canonical

Sử dụng cross-domain Canonical như thế nào để mang đến hiệu quả nhất? Một số website hoặc blog có thể tự xuất bản nội dung bài viết từ những website có nội dung liên quan khác. Đây là lý do bạn thấy một phần nội dung trên website này có trên website khác.

Trường hợp bạn quản lý nhiều site và thường xuyên đăng bài báo, nội dung giống nhau trên các website thì việc gắn thẻ Canonical giúp tập trung điểm ranking cho URL gốc từ trang web bạn muốn.

Kiểm tra các thẻ Canonical khi gắn xong

Bạn cần kiểm tra kỹ càng xem đã gắn đúng URL trang trong thẻ Canonical hay chưa. Hành động này giúp hạn chế tối đa các lỗi hay sơ xuất dẫn đến gắn nhầm thẻ Canonical.

Bước làm kiểm tra đặc biệt cần thực hiện với các trang thương mại điện tử E-commerce hoặc hệ thống quản lý nội dung CMS-driven. Bạn có thể sử dụng các công cụ để kiểm tra Canonical URL. Trong đó, Open SEO Stats là công cụ được nhiều người làm SEO ưu tiên sử dụng.

Thường xuyên chuẩn hóa trang chủ theo cách chủ động

Duplicate Homepage hay trùng lặp trang chủ là trường hợp phổ biến thường mắc phải. Do đó, việc gắn thẻ Canonical trong trường hợp này vô cùng cần thiết.

Thực hiện khai báo trang chuẩn cho biến thể di động

Nếu trang chuẩn có biến thể sử dụng cho thiết bị di động thi bạn cần thêm đường dẫn liên kết rel=“canonical” vào trang đó và trỏ đến phiên bản dành do điện thoại của trang.

Các câu hỏi thường gặp về thẻ Canonical

Các câu hỏi thường gặp về Thẻ Canonical

Thẻ rel = canonical có chuyển 100% liên kết đến trang chuẩn không?

Thẻ rel = canonical không chuyển 100% liên kết đến trang chuẩn nhưng sẽ thực hiện hầu hết. Các công cụ tìm kiếm không miêu tả quá chi tiết về điều này nhưng sử dụng canonical tag chắc chắn mang lại lợi ích cho SEO.

Có thể sử dụng thẻ Canonical nếu hai trang không giống nhau hoàn toàn không?

Bạn có thể sử dụng thẻ canonical nếu hai trang không hoàn toàn giống nhau nhưng đừng lợi dụng điều này. Các công cụ tìm kiếm có thể đáp ứng thẻ ngay cả khi nội dung trên trang không gian nhau.

Tuy nhiên, nếu các bot tìm kiếm của công cụ nhận thấy bạn sử dụng thẻ chuẩn trên các trang không thực sự trùng lặp thì bot bắt đầu bỏ qua tất cả thẻ chuẩn được sử dụng trên website của bạn.

Tại sao Canonical lại thật sự quan trọng với SEO?

Mục đích chính của thẻ Canonical là để các công cụ tìm kiếm biết được trang nào là phiên bản nội dung gốc và trang nào là trang trùng lặp nội dung. Lúc này, Google sẽ đưa ra quyết định chọn trang nào cho mục đích lập chỉ mục và xếp hạng.

Bên cạnh mục đích chính này, thẻ meta Canonical là gì còn mang đến một số lợi ích khác như:

  • Hợp nhất giá trị liên kết (PageRank) từ tất cả các trang trùng lặp vào một trang chính, chuẩn.
  • Thẻ Canonical giúp quản lý nội dung bằng cách cho công cụ tìm kiếm biết trang web nào chứa phiên bản gốc của nội dung và trang web nào chỉ xuất bản lại nội dung đó (hoặc cung cấp thông tin).
  • Cải thiện khả năng thu thập thông tin của website. Các thẻ Canonical giúp các công cụ tìm kiếm như Google thu thập dữ liệu hiệu quả ở các trang mà người làm SEO thực sự muốn thu thập dữ liệu và lập chỉ mục

Có thể chuẩn hóa mọi trang trên website không?

Trên thực tế còn rất nhiều tranh cãi về việc thẻ rel = canonical có chuẩn hóa được mọi trang trên website hay không. Một luồng ý kiến cho rằng việc lạm dụng thẻ rel = canonical sẽ làm bot ít coi trọng thẻ này trên website của bạn.

Trong trường hợp bạn muốn áp thẻ cho toàn bộ trang trong website, điều này có thể. Tuy nhiên, hãy đảm bảo cú pháp của toàn bộ các thẻ đều đúng.

Có thể chuẩn hóa một trang web trên một trang web khác không?

Bạn có thể chuẩn hóa một trang web trên một trang web khác. Thẻ rel = canonical có khả năng hoạt động trên các miền khác nhau.

Trên đây là những chia sẻ của Mona Media về thẻ Canonical là gì, hy vọng bạn đã có được cho mình những thông tin cần biết về Canonical link là gì để tối ưu SEO cho website của mình hiệu quả nhất. Nếu như vẫn còn nhiều thắc mắc về chủ đề này hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp những câu hỏi về SEO nhé.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

  • Hotline: 1900 636 648
  • Email: info@mona-media.com
  • Địa chỉ: 1073/23 Đ. Cách Mạng Tháng 8, P.7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Tham khảo:


Notice: Undefined variable: postsMONA in /opt/www/monanew.monamedia.net/wp-content/themes/monatheme/single.php on line 496

Bài viết liên quan


Notice: Undefined variable: postsMONA in /opt/www/monanew.monamedia.net/wp-content/themes/monatheme/single.php on line 531

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona