Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
Backdoor là gì? Những cách để ngăn chặn backdoor hiệu quả nhất
Chắc hẳn thuật ngữ Backdoor không còn xa lạ đối với người dùng máy tính. Chúng xuất hiện nhiều trong những cuộc tấn công máy tính, tuy nhiên vẫn có nhiều người không tìm hiểu kỹ càng Backdoor là gì? Từ đó việc phát hiện và tìm kiếm phương pháp xử lý backdoor còn gặp rất nhiều hạn chế. Bài viết dưới đây Mona Media sẽ cung cấp những thông tin về Backdoor là gì? Những cách để ngăn chặn backdoor hiệu quả nhất hiện nay nhé!
Backdoor là gì?
Backdoor là chương trình gián điệp được tích hợp vào nhân phần mềm với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó có những mục đích tốt cũng như mục đích xấu. Chương trình này có thể xuất hiện ở tất cả thiết bị từ điện thoại, laptop đến router mạng miễn là nơi đó có sự tồn tại của ứng dụng/phần mềm.
Nhiệm vụ chính của Backdoor là lấy tin tức của người đang sử dụng phần mềm, sau đó thực hiện một số thao tác như gửi thông tin lên server để lưu trữ. Thực chất backdoor chính là trao đổi dữ liệu giữa người dùng phần mềm và server.
Hiểu theo cách khác, Backdoor sử dụng để chỉ 1 loại Trojan được tích hợp vào nhân phần mềm nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau của người dụng. Thông thường thì việc xác định 1 ứng dụng hay phần mềm có an toàn đã khó khăn và việc tìm Backdoor lại nan giải hơn gấp nhiều lần.
Backdoor vượt qua các hàng rào bảo mật để xâm nhập vào các thiết bị và phần mềm nào đó. Sau khi cài đặt Backdoor, một cổng dịch vụ tự động mở và cho phép người dùng tạo Backdoor kết nối từ xa đến phần mềm và thực hiện các lệnh của người dùng đưa ra một cách dễ dàng.
Cách thức hoạt động chính của Backdoor
Backdoor đóng vai trò để xâm nhập vào hệ thống bằng cách vượt qua những bảo mật thông thường hoặc không cần phải trải qua quá trình xác thực. Các nhà phát triển sử dụng Backdoor để giải quyết các vấn đề như lỗi trên hệ thống đang được phát triển.
Bên cạnh đó, nhà phát triển tạo ra một cửa sau để truy cập vào công nghệ đã phát triển. Điều này nhằm giúp khắc phục sự cố và giải quyết các sự cố với phần mềm. Sự tồn tại của Backdoor có thể giúp các nhà phát triển nhanh chóng vào và thoát ứng dụng đang được phát triển dễ dàng hơn.
Khi một phần mềm đang trong quá trình viết mã, thử nghiệm và sửa chữa lỗi, thì một Backdoor có thể là một lối tắt cho các nhà phát triển. Backdoor nên được gỡ bỏ trước khi chúng được giao cho khách hàng hoặc phát hành để ngăn chặn việc truy cập của chúng rơi vào tay tin tặc.
Tham khảo: Top công cụ quét mã độc cho website bảo vệ máy tính của bạn
Phương thức hoạt động của Backdoor như thế nào?
Về an ninh mạng, backdoor có thể cho phép người dùng bên ngoài xâm nhập vào thiết bị của bạn mà bạn chưa cho phép. Backdoor có thể được cài đặt trong hai phần khác nhau trong hệ thống của bạn đó là:
- Phần cứng: Những thay đổi vật lý cung cấp quyền truy cập từ xa vào thiết bị của bạn.
- Phần mềm: Các tệp phần mềm độc hại bị ẩn đi dấu vết hoạt động bất hợp pháp để hệ điều hành của bạn không biết rằng người dùng khác đang truy cập vào thiết bị của bạn.
Các nhà phát triển phần mềm và phần cứng có thể cài đặt backdoor cho những mục đích hỗ trợ công nghệ từ xa. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, backdoor được cài đặt bởi tội phạm mạng hoặc chính phủ. Bất kỳ phần mềm độc hại nào cung cấp cho tin tặc quyền truy cập vào thiết bị của chính bạn đều có thể được coi là Backdoor.
Phân loại Backdoor
Tùy vào mục đích sử dụng, Backdoor được chia thành 2 loại: Backdoor vô hại và Backdoor gây hại.
Backdoor vô hại
Các nhà sản xuất phần mềm/ phần cứng thường cài đặt Backdoor vào sản phẩm để theo dõi, cập nhật phần mềm từ xa và tìm nguyên nhân lỗi để thực hiện bảo trì.
Trong doanh nghiệp, Backdoor được cài vào máy tính và điện thoại (công) của nhân viên với cùng mục đích nêu trên. Những điều này cần được nêu rõ trong hợp đồng lao động hoặc quy định của doanh nghiệp, và được thực hiện dưới sự đồng ý của nhân viên.
Backdoor gây hại
Loại Backdoor này được xem là một chương trình gián điệp thực thụ. Một khi xâm nhập vào thiết bị, nó sẽ thực hiện các lượt truy cập bất hợp pháp, đánh cắp thông tin người dùng. Đôi khi Backdoor gây hại còn mở “cửa hậu” để tuồn các mã độc khác vào nhằm chiếm quyền điều khiển từ người dùng.
Không dễ gì phát hiện được Backdoor vì chúng có phương thức hoạt động vô cùng kín đáo. Backdoor được đánh giá là mối đe dọa nguy hiểm và mức phổ biến đứng thứ trong các loại mã độc.
Cách phát hiện ra Backdoor
Các lỗ hổng bảo mật có thể tồn tại trong hệ điều hành và trong các ứng dụng. Backdoor là lỗ hổng bảo mật để những kẻ tấn công xâm nhập vào các trang web, ứng dụng hoặc phần mềm. Các lỗ hổng của hệ điều hành rất nghiêm trọng nhất vì một khi hacker có được quyền truy cập vào hệ thống thì chúng có thể có toàn quyền truy cập vào tất cả các chương trình và dữ liệu trên hệ thống. Các lỗ hổng bảo mật cũng cho phép tin tặc xem hay sửa đổi dữ liệu trên máy tính và có thể khó phát hiện.
Trong trường hợp, một cuộc tấn công Backdoor có thể nhìn thấy ngay lập tức vì nó ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống. Đối với một số trường hợp, backdoor có thể không bị phát hiện trong nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí cả tháng. Để tìm ra Backdoor, yêu cầu phải phân tích mã trang web. Backdoor thường được tìm thấy trong các tệp PHP trên máy chủ website. Backdoor cũng có thể được nhúng trong các tệp lõi, plugin, các chủ đề hoặc tệp cụ thể.
Để loại bỏ backdoor, điều đầu tiên bạn cần sao lưu các tệp và cơ sở dữ liệu của trang web. Sau đó, xem lại tệp khóa truy cập HTTP, vì sử dụng Backdoor thường được thực hiện thông qua một yêu cầu HTTP Post tới tệp. Để loại bỏ Backdoor, trước tiên cần tìm mã truy cập bất hợp pháp và sau đó mới có thể loại bỏ nó. Cần có hiểu biết về mã được sử dụng để vận hành một trang website bị tấn công bởi một Backdoor.
Cách để ngăn chặn Backdoor
- Thay đổi mật khẩu mặc định sau đó kích hoạt xác thực đa yếu tố và sử dụng mật khẩu khác nhau cho từng ứng dụng và phần mềm.
- Giám sát các hoạt động mạng và sử dụng tường lửa để theo dõi các hoạt động từ những ứng dụng đã cài đặt.
- Thận trọng trong việc cài đặt ứng dụng, plugin, đó là 2 nguồn phổ biến nhất mà Backdoor có thể trà trộm vào. Những người sử dụng Android và Chromebook nên tải ứng dụng từ cửa hàng của Google Play. Trong khi những người dùng Mac và iOS nên sử dụng App Store của Apple.
- Sử dụng công cụ bảo mật đảm bảo chất lượng cao.
- Thường xuyên theo dõi tin tức công nghệ để cập nhật những thông tin mới nhất về Backdoor, an ninh mạng và chủ động phòng tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra.
- Không dùng các phần mềm không đáng tin cậy bởi các ứng dụng tin tưởng vẫn có nguy cơ dính Trojans.
- Cập nhật hệ điều hành thường xuyên và kịp thời khi có phiên bản update mới.
- Sử dụng các phần mềm diệt virus chất lượng, uy tín như: Kaspersky Internet Security, Norton Internet Security, Mcafee Total Security,… sau khi cài đặt, hãy update chúng thường xuyên nhé.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về Backdoor là gì và cách để ngăn chặn backdoor hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết, các bạn hiểu rõ hơn Backdoor là gì và cách thức ngăn chặn chương trình này trên máy tính.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm các công cụ hỗ trợ website hoạt động ổn định và hiệu quả, đừng quên theo dõi các bài viết bổ ích tại Mona Media nhé!
Tham khảo: Hướng dẫn kích hoạt 2FA – Xác thực 2 yếu tố bảo mật cao
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!