Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
Gateway là gì? Cách thức hoạt động của Gateway
Gateway là một thuật ngữ thường gặp trong ngành công nghệ thông tin, viễn thông và được sử dụng trong quá trình khởi chạy dữ liệu. Sự ra đời của Gateway đã giải quyết được các bất cập trong việc kết nối giữa hai thiết bị mạng khác nhau. Vậy Gateway là gì, có bao nhiêu loại và cách thức hoạt động của nó như thế nào? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu chi tiết về Gateway trong bài viết dưới đây nhé!
Gateway là gì?
Gateway hay còn được gọi là bộ chuyển đổi giao thức, được dùng để kết nối hai mạng có giao thức khác nhau (Ví dụ: giao thức IPX, giao thức TCP/IP, giao thức DECnet, SNA,…).
Hiểu đơn giản, khi một mạng muốn giao tiếp với mạng khác, Gateway có nhiệm vụ xử lý 2 đầu vào và ra của mạng nhằm tạo điều kiện tương thích giữa hai giao thức 2 giao thức này, từ đó mà hai mạng có thể giao tiếp được với nhau.
Gateway được tích hợp các đặc trưng của router (thiết bị định tuyến) và modem (thiết bị điều giải) nhằm giải quyết các vấn đề kết nối không giới hạn với các thiết bị khác. Điểm khác biệt của Gateway so với router và modem đó là nó giao tiếp bằng giao thức khác nhau. Sử dụng Gateway giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp đơn giản hóa kết nối internet cho một thiết bị bất kỳ.
Bên cạnh đó, Gateway cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý tất cả các dữ liệu được chuyển hướng trong nội bộ hoặc từ bên ngoài mạng. Đồng thời giúp lưu trữ và bảo mật thông tin về đường dẫn nội bộ trong mạng chủ và mạng bổ sung.
Gateway hoạt động thế nào?
Trên thực tế, tất cả các mạng hiện nay đều có một giới hạn giao tiếp với các thiết bị kết nối trực tiếp với nó. Do đó yêu cầu cần có một cổng kết nối nếu một mạng muốn giao tiếp với các thiết bị hay mạng bên ngoài. Và sự ra đời của Gateway đã giải quyết các bất cập đó.
Đặc trưng của gateway đó là sự kết hợp giữa modem và router. Các Gateway sẽ được cài đặt ở rìa của mạng, đồng thời quản lý tất cả dữ liệu từ mạng đó được chuyển hướng nội bộ hoặc ngoại vi.
Khi 2 mạng muốn giao tiếp với nhau, dữ liệu sẽ được chuyển đến Gateway thông qua các đường dẫn truyền hiệu quả. Bên cạnh dữ liệu định tuyến, một cổng sẽ lưu thông tin về các đường dẫn nội bộ của mạng chủ và các mạng bổ sung. Về cơ bản, các cổng đều tạo ra điều kiện tương thích giữa các giao thức. Chúng hoạt động như một bộ chuyển đổi giao thức trên bất kỳ lớp nào của mô hình hệ thống mở OSI kết nối.
Gateway mang lại những lợi ích gì?
Những lợi ích cơ bản mà Gateway có thể mang lại bao gồm:
- Khả năng kết nối: Nhờ Gateway, các mạng khác nhau có khả năng kết nối tốt hơn và nó cũng giúp mở rộng mạng bằng cách liên kết nhiều máy tính cùng với các hệ thống khác với nhau. Do đó, cùng một loại thông tin nhưng các loại máy tính khác nhau vẫn khả năng truy cập vào các thông tin đó.
- Bảo vệ khỏi người dùng không mong muốn: Để cải thiện bảo mật, Gateway cho phép xác thực người dùng bằng ID và mật khẩu đã được cài đặt trên cổng mạng. Do đó, những người dùng không mong muốn không thể truy cập vào bất kỳ loại thông tin nào từ mạng. Chỉ những người dùng được cấp quyền mới truy cập được vào tất cả thông tin trên toàn bộ mạng.
- Khả năng lọc: Gateway sẽ thực hiện quá trình lọc bằng việc kiểm tra mọi gói dữ liệu trước khi cho chúng chuyển qua cổng.
- Kiểm soát miền (domain): Gateway có khả năng quản lý miền xung đột và miền quảng bá khi mà số lượng lớn miền xung đột và miền quảng bá ngày càng tăng.
- Bộ chuyển đổi giao thức: Điểm đặc biệt của Gateway đó là nó có khả năng chuyển đổi các gói dữ liệu theo nhu cầu. Vậy nên bất cứ khi nào mạng đích có các loại yêu cầu khác nhau thì Gateway cũng có thể chuyển đổi tất cả các định dạng dữ liệu theo nhu cầu.
Gateway gồm bao nhiêu loại?
Gateway được chia thành nhiều loại và mỗi loại sẽ có tính năng và nhiệm vụ khác nhau:
- Web application firewalls (tường lửa trang web): Nhiệm vụ của loại Gateway này là bảo vệ các ứng dụng web bằng cách lọc và giám sát lưu lượng HTTP từ website và Internet. Từ đó bảo vệ các ứng dụng web khỏi bị tấn công bởi các tác nhân độc hại.
- Cloud storage gateway (lưu trữ đám mây): Gateway làm nhiệm vụ giao tiếp và dịch các yêu cầu lưu trữ dữ liệu giữa ứng dụng khách cục bộ và nhà cung cấp bằng cách sử dụng các lệnh gọi API. Nhờ đó người dùng sẽ dễ dàng hơn trong việc tải lên hoặc tải xuống dữ liệu trên đám mây.
- API, SOA gateway: Đây là dạng gateway thường được sử dụng để quản lý lưu lượng truy cập vào hoặc ra khỏi một kiến trúc, trang web, ứng dụng hay dịch vụ website sử dụng nền tảng XML.
- Email security gateway: Dạng Gateway này được sử dung trong các hệ thống thư điện tử nhằm mục đích ngăn chặn việc gửi các email spam, lừa đảo hoặc chia sẻ email vi phạm chính sách của doanh nghiệp.
- VoIP trunk gateway: Dạng gateway này tạo điều kiện thuận lợi các thiết bị dịch vụ như điện thoại cố định, máy fax có thể kết nối với mạng thoại qua IP được dễ dàng hơn. Nó cho phép kết nối thuê bao trực tiếp tới mạng VoIP mà không yêu cầu có sự tham gia của các nhà khai thác.
- IoT gateway: IoT gateway có vai trò kết nối giữa bộ điều khiển, cảm biến và thiết bị thông minh với đám mây lưu trữ. Trước khi được lên đám mây để lưu trữ, các cảm biến từ thiết bị trong môi trường IoT sẽ đều được xử lý dữ liệu và chuyển đổi giao thức. Bên cạnh đó, IoT gateway còn cung cấp các dịch vụ ngoại tuyến và kiểm soát thời gian thực của các thiết bị kết nối.
Điểm khác biệt giữa Gateway và Router là gì?
Trong lĩnh vực viễn thông điện tử, Router là một khái niệm thường xuyên được mang ra so sánh với Gateway. Vậy điểm khác nhau giữa Gateway và Router là gì?
Router là một thiết bị phần cứng có khả năng phân tích và chuyển tiếp các gói dữ liệu tới các mạng khác nhau. Nó hỗ trợ định tuyến động và hoạt động trên lớp 3, lớp 4 của mô hình OSI kết nối. Cách thức hoạt động của Router là dựa trên địa chỉ đích để cài đặt cụ thể định tuyến dành cho các mạng và lưu lượng. Thông thường, router chỉ host trên những ứng dụng chuyên dụng và cung cấp các tính năng bổ sung là mạng không dây, server, NAT, DHCP, định tuyến tĩnh.
Xem thêm: Proxy Server là gì?
Trong kho đó Gateway không hỗ trợ định tuyến động và chỉ hoạt động tại lớp 5 của mô hình OSI kết nối. Nguyên tắc hoạt động của Gateway dựa trên việc phân biệt giữa nội mạng và ngoại mạng. Khác với Router, Gateway được host trên các máy chủ vật lý, ứng dụng chuyên dụng hoặc ứng dụng ảo và cung cấp tính năng bổ sung là chuyển đổi giao thức, kiểm soát truy cập mạng.
Cách kiểm tra Default Gateway Internet
Mona Media xin giới thiệu đến bạn đọc 2 cách kiểm tra default gateway Internet đơn giản nhất, đó là:
- Cách 1: Sử dụng lệnh IPconfig trong CMD: Tại giao diện chính của Windows, chọn Start -> Run hoặc nhấn tổ hợp phím Window + R. Khi hộp thoại Run xuất hiện, bạn gõ CMD và bấm chọn OK. Lúc này cửa sổ Commander sẽ mở ra, bạn gõ lệnh ipconfig và bấm Enter. Khi giao diện có dòng chú thích Default Gateway xuất hiện, bạn có thể tiến hành kiểm tra địa chỉ.
- Cách 2: Kiểm tra trực tiếp trên hệ điều hành Windows: Trước tiên, bạn tìm biểu tượng Wifi ở góc phải của màn hình, click chuột phải và chọn Open Network & Internet settings. Tiếp đó, bạn chọn mục Ethernet -> Network and Sharing Center. Lúc này, giao diện Ethernet Status sẽ xuất hiện, bạn click chọn Details để kiểm tra thông số.
Có thể thấy, Gateway giống như một cổng kết nối các mạng và đóng vai trò quan trọng trong các lối vào nút mạng khác. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Mona Media đã giúp bạn hiểu được Gateway là gì, các loại Gateway phổ biến, cách thức hoạt động cũng như điểm sự khác biệt của nó với Router. Hãy lưu lại website của Mona Media để cập nhật nhanh chóng những kiến thức bổ ích khác nhé!
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!