Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
KOC là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa KOC và KOL
Sự bùng nổ từ các nền tảng Social Media đến các kênh thương mại điện tử, KOC và KOL đã mang lại sự mới mẻ và độc đáo cho các chiến dịch marketing. Tuy đã tồn tại từ lâu nhưng cho đến thời điểm gần đây hai khái niệm KOL KOC là gì mới thực sự được nhiều người quan tâm đến. Vậy KOC là gì? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu chi tiết về Key Opinion Consumer cũng như phân biệt giữa KOC và KOL ngay trong bài viết dưới đây.
KOC là gì?
KOC (Key Opinion Consumer) có nghĩa là Người tiêu dùng chủ chốt. KOC là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng nhất định trên thị trường. KOC sẽ thực hiện công việc nhận các sản phẩm sau đó trực tiếp review sản phẩm một cách khách quan nhất.
KOC sẽ đăng tải các bài viết hoặc video chia sẻ thông tin đến những followers của họ. Lượng followers này đóng vai trò quan trọng để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, tuy KOC thường sẽ có lượt follow ít hơn KOL nhưng vai trò của họ đối với người tiêu dùng được đánh giá tốt hơn, có tác động mạnh hơn so với KOL.
Bạn đã xem qua một bài review ăn uống trên Facebook hoặc review đồ công nghệ, mỹ phẩm… trên Tiktok thì đó chính là các sản phẩm của KOC – Key Opinion Consumer.
Tìm hiểu thêm về KOLs là gì TẠI ĐÂY!
KOC và KOL khác nhau ra sao?
KOL và KOC là hai khái niệm thường bị mọi người nhầm lẫn. Dưới đây chúng tôi sẽ so sánh sự khác nhau giữa KOL (Key Opinion Leaders) và KOC (Key Opinion Consumer) để giúp bạn phân biệt được dễ dàng.
Mức độ chủ động
- Các brand sẽ chủ động tìm kiếm và làm việc cùng các KOLs và trả một khoản phí để họ quảng bá sản phẩm của mình.
- KOC thì thường chủ động review đánh giá những sản phẩm/ dịch vụ mà họ thực sự quan tâm, đánh giá mang tính khách quan nhất không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác liên quan đến vấn đề lợi ích hoặc tiền bạc.
Quy mô đối tượng
- KOLs thường sẽ được phân loại dựa trên lượng người theo dõi (followers) gồm: Nano, Micro, Macro, Celebs (người nổi tiếng).
- Quy mô đối tượng thường không quá quan trọng với các KOCs vì thứ họ quan tâm là đo lường mức độ hài lòng về sản phẩm và phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó trên thị trường ra sao.
Chuyên môn
- KOLs bắt buộc phải có chuyên môn, hiểu biết sâu để dẫn dắt người dùng.
- KOCs là người tiêu dùng đã mua sản phẩm và đưa ra review đánh giá của bản thân về sản phẩm đó.
Độ tin cậy
- KOLs thường ít được tin cậy vì được các nhãn hàng chi tiền để PR về sản phẩm của họ nên đôi khi có những đánh giá hơi thiếu tự nhiên chỉ để làm hài lòng thương hiệu.
- KOC thường được người tiêu dùng tin tưởng hơn vì chính các KOCs cũng là khách hàng. Đánh giá từ Key Opinion Consumer rất thực tế và không bị lố với mục đích PR cho một thương hiệu nào đó.
Nên sử dụng KOC và KOL khi nào?
Đối với KOC:
- KOC giúp đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị, thúc đẩy doanh thu hiệu quả trong thời gian ngắn nhờ vào những đánh giá chân thật giúp tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
- Điều hướng người tiêu dùng về website chính, sàn thương mại điện tử giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng.
Đối với KOL:
- ️Phù hợp khi thương hiệu muốn phủ sóng rộng rãi đối với các sản phẩm/ dịch vụ mới.
- Làm đại sứ thương hiệu vào các đợt event và theo mùa lễ.
Cách KOC KOL kiếm tiền
Về cơ bản, cách kiếm tiền của các KOCs và KOLs là giống nhau. Họ có thể kiếm tiền bằng cách làm video sáng tạo nội dung trên Youtube, làm model, tham gia các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Key Opinion Consumer sẽ chủ động chọn sản phẩm và đưa ra đánh giá của mình dưới dạng nội dung là văn bản hoặc video… để chia sẻ trải nghiệm của mình về sản phẩm đó. Thương hiệu sẽ dựa vào số đơn bán ra từ nội dung KOC đăng tải để chi trả tiền hợp lý. Đó giống như một khoản tiền hoa hồng, còn với KOLs thì doanh nghiệp sẽ chủ động trả tiền để được các KOLs review sản phẩm của mình.
Cách chọn KOC phù hợp với doanh nghiệp
1. Relevant
Relevant là chỉ số đo lường độ phổ biến của KOC thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chỉ số Relevant phản ánh mức độ tương thích của KOC đối với nhãn hàng. Các KOCs có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng lĩnh vực mà KOC có tần suất hoạt động thường xuyên thì chỉ số Relevance Score sẽ cao hơn bình thường. Nếu Relevance Score > 60% thì KOC đó sẽ được xếp hạng là Influencer.
2. Performance
Performance là chỉ số đo lường hiệu quả bán hàng dựa vào những nội dung mà KOC đăng tải. Để dẫn dắt người tiêu dùng đi đến quyết định mua hàng thì KOC cần phải tạo ra những nội dung sáng tạo, hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý của người dùng và khiến họ phải trải nghiệm sản phẩm đó.
3. Growth
Hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải đẩy mạnh việc sáng tạo ra những nội dung mới hấp dẫn, cập nhật trend mới nhất trên thị trường để xây dựng kế hoạch tiếp thị bằng KOC phù hợp. Để mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch KOC Marketing, bạn cần lựa chọn những KOCs, Influencer mang tinh thần của thương hiệu, phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Bên cạnh đó, KOCs cần phải có sự tin tưởng nhất định từ người dùng thì mới có khả năng tạo sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Từ đó giúp việc quảng bá, thu hút khách hàng mới đạt hiệu quả cao sau đó doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng lên nhanh chóng.
Tại sao nên sử dụng KOC trong chiến lược marketing?
Tiết kiệm chi phí
Hợp tác cùng KOC sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể so với các KOL. Khi book KOL thường chi phí sẽ rất cao tuỳ thuộc vào độ nổi tiếng của KOL đó. Còn đối với KOC, doanh nghiệp chỉ cần chi ra só tiền hoa hồng dựa trên tổng số lượng đơn hàng mà KOC bán được.
Tăng doanh thu bán hàng
Không có sức lan toả mạnh mẽ như KOL, tuy nhiên KOC vẫn có mức độ ảnh hưởng nhất định của riêng mình. Review đánh giá từ Key Opinion Consumer thường mang lại sự gẫn gũi với người tiêu dung và chính điều đó sẽ thôi thúc họ đưa ra quyết định mua hàng.
Xây dựng lòng tin từ người tiêu dùng
KOC thường được tin tưởng hơn KOL vì họ là những người tiêu dùng bình thường nên sẽ đưa ra các đánh giá khách quan, đáng tin hơn. Còn đối với các KOL thông thường người tiêu dùng sẽ nghĩ KOL vì nhận được tiền quảng cáo nên lúc đánh giá sản phẩm họ dành nhiều lời khen là điều đương nhiên. Chính vì vậy, người tiêu dùng thường tin tưởng vào những đánh giá review chân thực từ KOC.
Xem thêm: Bí quyết xây dựng lòng trung thành khách hàng
Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng
Key Opinion Consumer là cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, xây dựng mối quan hệ giữa hai bên lâu dài và bền vững. Bên cạnh đó, KOC còn giúp xây dựng hình ảnh cho thương hiệu, giúp tăng chuyển đổi thành đơn hàng.
Vì sao nên thực hiện chiến dịch Marketing với KOC?
KOC là một hình thức marketing mới mẻ và hiệu quả mặc dù nhóm đối tượng hướng đến vẫn còn mới mẻ trên thị trường. Tuy nhiên, với cương vị là một người dùng sản phẩm sau đó review trải nghiệm bản thân nên KOC thường nhận được sự tin tưởng từ khách hàng hơn.
Bên cạnh đó, KOC còn đóng vai trò quan trọng trong vòng đời khách hàng:
- Trước khi ra mắt: Khi trải nghiệm sản phẩm, KOC sẽ đưa ra các phản hồi và doanh nghiệp dựa vào đó để điều chỉnh, thử nghiệm thêm với sản phẩm nhằm tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng.
- Sau khi ra mắt: Các KOC sẽ đề xuất với doanh nghiệp cách xây dựng lòng tin với khách hàng, tăng nhận thức khách hàng về thương hiệu doanh nghiệp.
- Sản phẩm đang tăng trưởng: Các KOC có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng và cập nhật liên tục các sản phẩm, xu hướng mới chuẩn bị ra mắt.
KOC đang dần khẳng định sức nặng của mình đối với các nhãn hàng, nếu biết tận dụng và nắm bắt tốt xu hướng KOC Marketing sẽ giúp doanh nghiệp thu hoạch được những giá trị to lớn. Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin về KOC là gì và cách phân biệt giữa KOC, KOL. Hy vọng qua chia sẻ trên bạn đã có thêm cho mình một ý tưởng mới nhằm xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp với doanh nghiệp của mình.
>> Tham khảo: Dịch vụ booking KOLs, Influncer uy tín, tăng nhận diện thương hiệu
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!