Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
CEO là gì? Các tổ chất cần có để trở thành CEO thành công
Chắc chắn rằng bạn đã từng nghe đến CEO rất nhiều lần khi nghe đến những công ty, tập đoàn, doanh nghiệp. Nhưng có thể là vẫn chưa thực sự hiểu được CEO là gì? Làm sao để có thể trở thành CEO? Bài viết này của MonaMedia sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi trên của bạn về CEO nhé! Cùng tìm hiểu nhé!
CEO là gì?
CEO là một từ viết tắt của cụm Chief Executive Officer, nghĩa là người điều hành cấp cao nhất trong công ty, đóng vai trò quản lý những hoạt động, nguồn lực tổng thể của công ty đó. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam thì những chức vụ như Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành hay Giám đốc công ty thì đều được gọi là CEO nhằm diễn đạt các chức danh này. CEO không những đóng vai trò là đầu mối giao tiếp giữa ban hội đồng quản trị và những hoạt động của công ty, mà còn được xem là bộ mặt đại diện cho toàn công ty.
Ở một vài trường hợp, CEO có thể nằm dưới quyền của Hội đồng quản trị nếu là một tổ chức hay doanh nghiệp có quy mô lớn. Trường hợp khác, CEO cũng có thể đóng vai trò là chủ tịch Hội đồng quản trị ở một số công ty.
Trách nhiệm và vai trò của CEO
CEO có vai trò thay đổi linh hoạt phụ thuộc vào từng quy mô, câu trúc doanh nghiệp và văn hoá của công ty. CEO là người sẽ vạch ra những sách lược, đường đi cho công ty, là chiếc chìa khoá nắm giữ thành công của doanh nghiệp. Vậy nên, ta không thể liệt ra hết được những việc mà CEO làm.
Nhưng dưới đây sẽ là một số công việc mà một CEO sẽ đảm nhận:
- Vạch ra mục tiêu, chiến lược nhằm định hướng tầm nhìn tương lai cho công ty. Đề ra các phương án thực hiện những nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định.
- Là người tiên phong chỉ đạo trực tiếp, chịu trách nhiệm đảm nhận công việc thực hiện một cách bài bản, đúng quy trình để đạt được mục tiêu.
- Về những khoản như lợi nhuận, doanh thu, hay những khoản thu chi, kế hoạch nhân sự… thì CEO đều phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp, công khai rõ ràng và minh bạch trước công ty.
- Là người sẽ đảm bảo việc hoàn thành những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn đã được lên kế hoạch, sau đó đề xuất những ý kiến để giúp đổi mới, cải thiện công ty theo hướng tích cực.
- Là người đứng ra thay mặt công ty nhằm phê duyệt thẩm định, ký kết những giấy tờ quan trọng như dự án đầu tư, hợp đồng thương mại,…
- Là người chịu trách nhiệm đàm phán, thương lượng với những đối tác nhằm nhận về được những dự án cho công ty.
- Đưa ra các hình thức nhằm xây dựng, phát triển công ty như là tiếp thị sản phẩm, quảng bá bằng hình ảnh,… thông qua các kênh truyền thông.
- Lập ra những kế hoạch nhân sự, tuyển dụng thích hợp nhằm phục vụ công ty. Song, phê duyệt những chính sách, các quy định bổ nhiệm và miễn nhiệm, quy chế về chế độ lương, thưởng hay trợ cấp theo chức vụ, năng lực. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên nhằm xác định kết quả để khen thưởng.
Những tố chất để trở thành CEO thành công
Ngoài những kinh nghiệm đã được trau dồi trong thực tế và kiến thức đã thu thập được qua quá trình học tập, để có thể trở thành một CEO tài giỏi, bạn cần có những tố chất sau đây:
Khả năng quan sát, tổng hợp và phân tích
Một CEO giỏi là người có khả năng quan sát tinh tường, bằng những thông tin có được, họ sẽ tổng hợp và phân tích những thông đó một cách lý trí. Bởi tố chất này, CEO có khả năng đánh giá nhân sự, cũng như xây dựng những chiến lược ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp.
Sự bản lĩnh và quyết đoán
Những người nắm vị trí CEO sẽ phải có trách nhiệm và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, cần phải có những quyết định thật nhanh chóng và chính xác. Trong những lúc như vậy, họ không thể do dự và chần chừ, chính vì thế sự quyết đoán sẽ giúp CEO vượt qua được vấn đề.
Sự thông minh nhạy bén
Để hướng công ty đến với đỉnh của thành công, người đứng đầu công ty phải cần một sự nhạy bén nhất định để chèo lái con thuyền qua những trận sóng lớn của thị trường. Ngoài ra, các CEO còn phải biết cách tìm ra những cơ hội kịp thời cho công ty cũng như những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào để công ty có thể vững bước trong thời gian tiếp theo.
Có chỉ số cảm xúc EQ cao
Một CEO giỏi không chỉ dừng lại ở sự thông minh, sáng suốt mà nó còn nằm ở sự nhạy bén, biết cách thúc đẩy nhân sự công ty để họ có thể có được năng lượng tích cực và nhiệt huyết, từ đó mới có thể bức phá hơn, cống hiến hết mình hơn cho công ty. Chính lẽ đó, một người Giám đốc điều hành cần phải có một sợi liên kết chặt chẽ, tốt đẹp với nhân sự của mình để có thể truyền lửa, truyền động lực, cũng như cảm hứng cho họ.
Kết luận
Mona hy vọng bài viết này đã cho bạn hình dung rõ hơn về vị trí CEO là gì, nhất là về những tố chất, tài năng mà một CEO cần phải có. Không những có những kiến thức, kinh nghiệm vững chắc thì một CEO cần phải biết cách hiểu được nhân sự, từ đó có thể truyền động lực cho họ để họ có thể cống hiến hết mình hơn, cùng công ty vượt qua những khó khăn và tìm thấy được những cơ hội tiềm tàng để công ty phát triển.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!