Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
Gamification là gì? Cách xây dựng chiến lược Gamification hiệu quả
Thời kỳ công nghệ số phát triển mạnh kéo theo nhiều chiến lược tiếp thị ngày càng đa dạng hơn. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh bằng hình thức online đều có những phương án tiếp cận đặc biệt riêng của mình. Một trong những xu hướng mới nhất hiện nay là game hóa Gamification để thu hút khách hàng và giúp nhận diện thương hiệu tốt hơn. Cùng Mona Media tìm hiểu chi tiết về Gamification là gì và những chiến lược giúp tăng khả năng Gamification tốt nhất ở chuyên đề bài viết hôm nay.
Gamification là gì?
Gamification là một ứng dụng được phát triển trên cơ chế của game để hỗ trợ cho các chiến lược marketing, giáo dục hoặc quản trị. Khi thực hiện các trò chơi song song các mục đích bán hàng, quảng bá thương hiệu, giáo dục… Gamification sẽ được thêm một hệ thống hấp dẫn với nhiều tính năng khác nhau. Chẳng hạn như nhiệm vụ cần thực hiện, kích thích bằng sự may mắn và phát triển trò chơi… Cuối cùng là kết quả đạt được với thành tích tốt và những phần quà hấp dẫn.
Người chơi khi tham gia vào các Gamification sẽ luôn bị kích thích trí não, tò mò và luôn theo dõi, thực hiện trò chơi một cách rất thích thú. Đây chính là hiệu ứng Mind of customer giúp khắc sâu tâm trí của thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm vào tâm trí của người dùng.
Để kích thích số lượng người tham gia Gamification cung cấp các trò chơi trên các ứng dụng mobile và cả website lẫn social marketing một cách sinh động và chi tiết. Bắt đầu với chiến lược Gamification là các ông ty lớn như Starbucks và Nike sauy đó là những công ty như Pepsi, Coca, Dominos. Hiện nay các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki… cũng đang ứng dụng chiến lược Gamification vào hệ thống của mình.
Gamification Marketing để đạt được kết quả tốt nhất phải đưa ra các phần thưởng rất vui hoặc đáp ứng được mong đợi của khách hàng. Chúng có thể là quà tặng, voucher hoặc tiền mặt… Đem lại cảm giác chiến thắng và thích thú cho người chơi thì Gamification của bạn đã đạt được mục đích.
Bốn yếu tố quan trọng tạo nên động lực trong Gamification
Muốn Marketing Gamification đạt hiệu quả cao thì bạn phải đảm bảo khách hàng sẽ luôn thích thú. Quà tặng hấp dẫn và luôn khiến khách hàng cảm nhận được sự may mắn, tâm lý chơi hào sảng và hứng khởi. Hãy khiến cho người chơi luôn mong muốn được share trò chơi để kết nối đến bạn bè của mình. Để làm được điều đó nên chú trọng đến 4 yếu tố sau.
1. Mục đích của trò chơi
Trò chơi phải có mục đích rõ ràng và kết quả mà bạn muốn hướng tới. Quảng bá và định vị thương hiệu, bán hàng hay thu thập thông tin khách hàng… Tùy vào từng mục tiêu hướng đến để định hướng Gamification theo đúng mục đích mà bạn mong muốn.
2. Quyền tự chủ khi chơi
Các Gamification được đưa ra phải đảm bảo được quyền tự chủ và khả năng làm chủ khi chơi. Người chơi sẽ là người chủ động đưa ra quyết định có nên chơi tiếp hay dừng lại. Đặc biệt là để người chơi vẫn thấy tự chủ nhưng không thể rời được trò chơi và muốn tiếp cận trò chơi lâu thì phải tạo được động lực khi chơi.
Động lực sẽ giúp họ cố gắng hơn nữa để chinh phục trò chơi. Thời gian chơi của họ kéo dài, tâm trí của họ sẽ in sâu những mục tiêu mà bạn muốn đạt được một cách rõ ràng hơn. Chỉ cần nhắc đến các trò chơi mà họ sử dụng trong chiến lược Gamification của bạn thì sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu sẽ xuất hiện.
3. Tâm lý chính của con người khi chơi
Bảng thành tích cao hơn, ghen tỵ với những thứ xung quanh và tâm lý muốn chiến thắng là những cảm xúc luôn hiện hữu trong mỗi người chơi. Nên tạo cho người chơi cảm giác chiến thắng, chinh phục được nhiều khó khăn. Chơi Gamification để trúng voucher, nhận phần quà may mắn… sẽ giúp người chơi lan truyền và share trò chơi với tốc độ nhanh hơn.
4. Giao diện của Gamification
Mặc dù Gamification chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược với các game đơn giản. Nhưng nếu bạn chú trọng đến giao diện thì sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc hơn với khách hàng.
Tầm quan trọng của Gamification trong Marketing
- Chiến lược Gamification luôn kích thích sự hào hứng của khách hàng. Khách hàng tiếp cận trò chơi càng nhiều thì web, ứng dụng và thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ sẽ có lượng tương tác càng cao.
- Doanh nghiệp và khách hàng sẽ có những gắn kết tốt hơn. Khách hàng sẽ dành sự tin tưởng cao hơn cho những dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
- Khách hàng được tạo động lực tốt hơn khi vui chơi và mua hàng. Các voucher giảm giá, quà tặng, phiếu mua hàng… chắc chắn sẽ được chuyển đổi để mua hàng và tiếp cận thương hiệu tốt hơn.
- Những doanh nghiệp đang muốn có khách hàng trung thành, mở rộng khách hàng tiềm năng nên cung cấp nhiều Gamification hấp dẫn. Đặc biệt, với chiến lược Gamification hấp dẫn bạn còn có thể lôi kéo khách hàng của đối thủ về phía mình.
Gamification trong truyền thông đã được thực hiện từ những năm 2000. Cho đến thời điểm hiện tại thì các ông lớn như Pepsi, Grab, Momo cho đến cả những dịch vụ VNPay hay trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada… đều đang thực hiện.
Kinh nghiệm áp dụng Gamification vào chiến lược Marketing
Để có chiến lược Gamification phát triển tốt nhất bạn nên chú trọng đến các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Khách hàng của bạn là ai, họ đang ở độ tuổi nào, có sở thích gì… Khi hiểu rõ về chân dung khách hàng bạn sẽ biết được tính cách, sở thích, mong muốn của họ về sản phẩm và dịch vụ. Từ đó đưa ra các chiến lược Gamification phù hợp với khách hàng mục tiêu và hướng họ đi theo kết quả mà bạn mong muốn một cách dễ dàng nhất.
Chẳng hạn như thế hệ Gen Z (1995 – 2000) sẽ thích những thứ mang tính đột phá, thích chia sẻ và thích nhận quà. Đối với các thế hệ Y (1981 – 1996) thì chủ yếu dành thời gian để chơi Facebook. Họ đã chín chắn và quan tâm nhiều đến chất lượng, đủ tài chính nên không ram rẻ… Hoặc doanh nghiệp nên khoanh vùng họ là khách hàng thành phố hay nông thôn… Am hiểu về từng thế hệ, vẽ chân dung khách hàng mục tiêu sẽ chọn được các phần quà hấp dẫn khi chơi Gamification cho những đối tượng đó.
2. Chiến dịch Gamification dùng để làm gì
Tùy vào chiến lược Gamification để có những mục tiêu và cách thức tạo phần thưởng khác nhau.
- Nếu là chiến lược xả hàng tồn kho thì tặng phiếu giảm giá, mua 1 tặng 1 hoặc vòng quay nhận quà…
- Một số Gamification được tung ra nhằm mục đích thu thập thông tin khách hàng thì điều quan trọng nhất là trao đổi thông tin khách hàng với quà tặng. Chẳng hạn như đăng ký thông tin để nhận quà tặng miễn phí, đăng ký thông tin để mua hàng giảm giá sốc…
- Nhiều chiến lược Gamification hiện nay lại được tung ra để quảng bá thương hiệu, tạo sự thân thuộc và hình thành thói quen thương hiệu cho người dùng…
Từ chiến lược Gamification bạn thực hiện cho mục tiêu bán hàng, quảng bá thương hiệu, thu thập thông tin, xả kho… để có những định hướng rõ ràng nhất.
3. Luôn mang đến các phần thưởng hấp dẫn
Mã giảm giá, tặng hiện vật, mua quà 0 đồng… quà tặng càng hấp dẫn thì chiến lược Gamification sẽ được lan tỏa tốt hơn. Khi người chơi share càng nhiều, lượng người chơi sẽ tăng nhanh thì Gamification của bạn càng thành công.
Những chiến lược giúp tăng khả năng Gamification
1. Tạo các Gamification có cảm giác tích cực
Cảm xúc tích cực là điều quan trọng nhất trong các chiến lược Gamification. Dù phần quà lớn hay nhỏ thì vẫn phải tạo các chiến lược có sự tác động tốt đến tâm lý của người chơi.
2. Tạo sự gắn kết giữa nhiều người chơi
Hãy giúp người chơi nuôi dưỡng cảm xúc bằng cách chia sẻ trò chơi và lan tỏa đến nhiều người khác. Khi người chơi và bạn bè có sự gắn kết và cùng trải nghiệm trong một môi trường thì hiệu quả Gamification càng cao. Chia sẻ trên mạng xã hội, tạo bảng xếp hạng, cập nhật may mắn của từng người chơi… Đây là những cách kích thích và tạo sự kết nối giữa các người chơi lý tưởng.
3. Chiến lược phần thưởng
Mục đích cuối cùng mà người chơi mong muốn vẫn là phần thưởng. Hãy tặng quà tặng 0 đồng, tặng trải nghiệm dịch vụ miễn phí, phiếu mua hàng giảm giá % cao hoặc voucher mua hàng trị giá 200K, 500K… Phần thưởng sau khi tham gia vào Gamification sẽ giúp người chơi có cảm giác chiến thắng, thỏa mãn và có cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.
4. Lưu lịch sử và so sánh thành thích giữa các người chơi
Người có thành tích cao sẽ cảm giác thỏa mãn. Người có thành tích thấp trong bảng xếp hạng sẽ cố gắng để vươn tầm. Họ luôn có cảm giác tích cực và luôn muốn nổ lực để dành được chiến thắng.
5. Có câu chuyện cho các Gamification
Giá trị cốt lõi của các Gamification còn ẩn sau những câu chuyện của chúng. Có câu chuyện rõ ràng cho các Gamification sẽ giúp người chơi hào hứng hơn khi tham gia.
6. Tạo tâm lý may mắn cho người chơi
Cảm giác của may mắn luôn lan tỏa nguồn năng lượng tích cực. Người chơi sẽ luôn mong muốn thử vào những lần tiếp theo. Cho nên hãy tặng quà ngẫu nhiên trong khi chơi hoặc thúc đẩy người chơi bằng “chúc bạn may mắn lần sau”… chúng luôn thôi thúc người chơi hy vọng rằng mình sẽ có chiến thắng trong những lần tiếp theo.
Gamification đã trở thành chiến lược quan trọng đối với khách hàng. Doanh nghiệp càng chú trọng đến Gamification thì càng lan tỏa thương hiệu tốt và quảng bá dịch vụ, sản phẩm dễ dàng hơn. Cần tạo các chiến lược Gamification và thực hiện một cách đạt hiệu quả tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi!
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!