Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
Hoạch định chiến lược là gì? 5 Bước quy trình hoạch định thành công
Hoạch định chiến lược là một trong những công đoạn quan trọng nhất cho một kế hoạch thành công. Tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh đều cần hoạch định chiến lược để phân tích đối thủ, tiềm năng và đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho con đường đi của mình. Mona Media sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về những kinh nghiệm lập hoạch định chiến lược và những điều cần lưu tâm ở nội dung bên dưới.
Hoạch định chiến lược là gì?
Hoạch định chiến lược là quá trình phân tích cơ hội, môi trường và xác định các mục tiêu chiến lược cũng như phân tích đối thủ cạnh tranh. Thông qua những thông tin và phân tích này, người lập hoạch định sẽ thiết lập các mục tiêu và đưa ra các chiến lược để hoàn thành phương án đề ra một cách tốt nhất.
Các lĩnh vực hoạch định chiến lược
Hiện nay mọi lĩnh vực đều cần đến hoạch định chiến lược. Dưới đây là những lĩnh vực không thể thiếu hoạt động này.
- Hoạch định chiến lược Marketing để xác định mục tiêu và thị trường cụ thể. Kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển các hạng mục kinh doanh và tăng lợi nhuận tốt nhất.
- Hoạch định chiến lược PR để tạo nên các lộ trình phát triển sản phẩm và thương hiệu hoàn hảo. Tất cả các doanh nghiệp muốn lan tỏa thương hiệu, tạo sự tín nhiệm thương hiệu đều cần hoạch định chiến lược cho PR sản phẩm dịch vụ và tên tuổi của thương hiệu.
- Hoạch định chiến lược bán hàng để tăng doanh thu của doanh nghiệp. Tìm hiểu khách hàng, thị trường, đối thủ một cách chi tiết để bán hàng hiệu quả nhất.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho các hệ thống, bộ phận trong công ty, doanh nghiệp. Kế hoạch dài cho tương lai sẽ được vạch sẵn để giám sát và thực thi tiến độ công việc tốt nhất.
- Hoạch định chiến lược nhân sự nhằm đưa ra các mục tiêu công việc và chiến lược để huy động phát triển nguồn nhân lực. Những chiến lược này vô cùng quan trọng để tạo nên một công ty hùng mạnh thu hút được nhiều nhân tài.
Tất cả mọi lĩnh vực đều cần hoạch định chiến lược chuyên nghiệp để đưa ra phương án, đường lối chính xác và tạo nên sự thành công nhất định. Vì thế, cần tìm hiểu kỹ các bước để hoạch định chiến lược chi tiết và chuyên nghiệp trước khi thực hiện.
5 Bước trong quy trình hoạch định chiến lược chuyên nghiệp
Để có thể hoạch định chiến lược chuyên nghiệp bạn nên tham khảo quy trình mà chúng tôi chia sẻ bên dưới:
1. Phân tích và đánh giá tiềm năng ban đầu
Bất cứ hoạch định chiến lược nào cũng cần phải hiểu rõ tiềm năng ban đầu của mình là gì. Phân tích những tiềm năng đó và định hướng tương lai để tạo nên chiến lược. Mục tiêu, sứ mệnh và định hướng sẽ giúp một tổ chức quyết định đúng đắn kế hoạch phù hợp với mình. Bước đi này được phân tích và tổng hợp càng chính xác thì chiến lược sẽ đảm bảo có cơ hội thành công cao hơn.
Có thể nói rằng việc phân tích và đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp, tổ chức trước khi hoạch định chiến lược quyết định rất nhiều trong việc đưa ra kế hoạch và tạo nên sự thành công. Chỉ khi hiểu rõ tiềm lực của doanh nghiệp mới có thể tạo nên những chiến lược phù hợp và thúc đẩy thành công cao nhất.
2. Phân tích thực trạng và đối thủ cạnh tranh
Hiện trạng của lĩnh vực mà bạn đang cần lên hoạch định và đối thủ cạnh tranh của bạn là ai vô cùng quan trọng. Chỉ khi hiểu rõ thời thế, biết được điểm mạnh yếu của đối thủ mới đưa ra những hoạch định tốt nhất. Từ nhân sự của công ty, kế hoạch PR hay chiến lược marketing đều cần có cái nhìn xa trông rộng và xét duyệt mọi góc độ một cách hoàn hảo nhất.
3. Xây dựng chiến lược khoa học dựa trên tiềm năng
Khi đã có được các thông tin dựa trên phân tích khoa học, chặt chẽ và nắm rõ mọi vấn đề của doanh nghiệp, thị trường, khách hàng, đối thủ… Mục tiêu dài hạn sẽ được đề ra và xem xét về tính khả thi trong quá trình thực hiện. Hoạch định chiến lược này sẽ dựa vào từng bộ phận khác nhau trong công ty để có những cấp độ khác nhau.
Ngoài việc sử dụng nhân lực của công ty để hoạch định chiến lược cũng có thể mời các chuyên gia hoặc các công ty truyền thông để tạo nên các chiến lược quan trọng. Tùy vào hoạch định chiến lược liên quan đến lĩnh vực nào để tìm chuyên gia phù hợp với hạng mục đó. Nhân sự của mỗi công ty thường hạn chế, trong khi đó có nhiều tổ chức, công ty lại chuyên về tiềm lực nghiên cứu và phân tích. Hãy tìm đến các dịch vụ hoạch định chiến lược chuyên nghiệp khi bạn cần.
4. Tiến hành triển khai chiến lược
Khi đã có hoạch định chiến lược rõ ràng thì việc tiếp theo là cần nghiêm chỉnh thực hiện và triển khai tốt theo từng đề mục đã được vạch sẵn. Người thực hiện phải có năng lực, nắm rõ chiến lược và thực hiện triển khai chiến lược chính xác nhất.
Quá trình triển khai chiến lược sau khi đã hoạch định kế hoạch rõ ràng vô cùng quan trọng. Chuỗi người thực hiện chiến lược này sẽ cần có sự nhạy bén, chuyên nghiệp, theo sát tiến độ công việc để đảm bảo sự thành công tốt nhất.
5. Giám sát quá trình thực hiện chiến lược
Công đoạn cuối cùng là giám sát quá trình thực hiện hoạch định và phân tích kết quả liên tục. Quá trình này sẽ phân tích cả những lợi thế và hạn chế trong quá trình thực hiện. Nếu có gặp trở ngại về thực tiễn lúc tiến hành thì sẽ tiến hành thay đổi kịp thời để mục tiêu cuối cùng đã đưa ra vẫn được thực hiện được.
Người thực hiện cũng có thể nhờ thêm các công cụ hỗ trợ phân tích, mời chuyên gia để thẩm định và xem xét. Hãy huy động mọi nguồn lực có thể để đảm bảo mang đến sự thành công tốt nhất cho hoạch định chiến lược đã đề ra.
Những điều lưu tâm khi hoạch định chiến lược
Mọi doanh nghiệp khi đưa ra các hoạch định chiến lược đều sẽ gặp phải một số hạn chế. Để thành công cho những kế hoạch này bạn nên chú trọng các vấn đề như:
- Sử dụng các phần mềm quản lý công việc, công cụ hỗ trợ phân tích và sắp xếp công việc. Khi có các hoạt động thích hợp và nhiều nguồn tư vấn, tham chiếu sẽ có được kế hoạch tốt hơn.
- Phân bố ngân sách, đầu tư phát triển sản phẩm, thương hiệu, nhận sự… tùy thuộc vào hạng mục mà bạn đang muốn hoạch định.
- Luôn có phương án dự phòng cho các hoạch định chiến lược lẫn nguồn vốn dự phòng. Điều này sẽ giúp kế hoạch được thay đổi kịp thời khi có sự cố xảy ra.
- Phân bổ tốt các nguồn lực, phân công nhiệm vụ chính xác với tiềm năng và thực lực của từng nhân viên trong chuỗi hoạch định.
- Chú trọng đến thời đại, thực trạng và xu hướng của thị trường trong từng hoạch định của mình. Luôn đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt với những định hướng khoa học trong suốt quá trình thực hiện.
- Người hoạch định và thực hiện đứng đầu mỗi chiến lược đều cần đảm bảo có tầm nhìn, sự nhạy bén để kịp đưa ra phương án thay thế khi cần thiết.
Hoạch định chiến lược là một trong những công tác quan trọng nhằm phát triển một công ty, doanh nghiệp. Ngoài hoạch định chiến lược nhân sự, kế hoạch kinh doanh thì bạn sẽ cần đến nhiều hoạch định liên quan đến tiếp thị truyền thông. Các hoạt động như hoạch định chiến lược marketing, PR, bán hàng… hãy liên hệ với Mona Media. Dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn hoạch định và thực hiện chiến lược chúng tôi sẽ hỗ trợ quý doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh tốt nhất với đối thủ của mình.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!