Nhận hoa hồng
18 Tháng Năm, 2023
Khái Niệm Marketing Mix Là Gì? Những Kiến Thức Trọng Tâm Cần Nắm
Marketing Mix có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ. Có thể giúp cho doanh nghiệp tạo ra một bản kế hoạch toàn diện. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tăng nhận diện hiệu quả và tạo ra doanh thu đột phá! Tuy nhiên, để có một chiến lược Marketing hỗn hợp thành công là rất khó. Vậy làm thế nào để lên kế hoạch và triển khai một chiến dịch Marketing hỗn hợp hiệu quả? Cùng Mona Media liệt kê các trọng tâm cần nắm ở nội dung bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm Marketing Mix là gì?
Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp) là tổ hợp các hành động hay áp dụng các chiến thuật mà một công ty, doanh nghiệp. Họ sử dụng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ ra ngoài thị trường.
Cơ bản, một tổ hợp tiếp thị sẽ bao gồm: sản phẩm (Product), giá cả (Price), địa điểm (Place), xúc tiến (Promotion). 4 yếu tố này kết hợp với nhau và có sự phụ thuộc mạnh mẽ giữa mỗi yếu tố.
Ngày nay, các chuyên gia Marketing đã nghiên cứu và đề ra các yếu tố quan trọng khác trong một chiến lược Marketing Mix. Vậy những yếu tố đó là gì? Mona Media sẽ nói rõ hơn ở mục “7P trong Marketing“, đừng bỏ lỡ nhé!
Lịch sử ra đời của Marketing Mix
Trong một bài báo có tên “The Concept of Marketing Mix” (Năm 1960) đã nói về khái niệm của thuật ngữ này. Người đưa ra khái niệm “Marketing Mix là gì?” có tên Neil Borden (Neil Hopper Borden). Ông là một chuyên gia nổi tiếng người Mỹ, là một học giả, giáo sư của Harvard.
Neil Borden cho biết, thuật ngữ “Tiếp thị hỗn hợp” được ông lấy ý tưởng từ Khái niệm “Mixers of ingredients”. Khái niệm đó do ông James Culliton đặt ra. Về sau đã được áp dụng vào chiến lược kinh doanh ngày một phổ biến. Không những thế, các khái niệm không ngừng phát triển và mở rộng.
Ưu và nhược điểm của Marketing Mix
Ưu điểm
- Đơn giản và tổng hợp: Có thể đơn giản hóa, giúp hợp thể tất cả các khái niệm có nội dung khác nhau lại thành một. Hỗ trợ cho quá trình thực hiện chiến dịch Marketing trở nên dễ dàng. Mang lại hiệu quả quản lý tốt hơn.
- Mang tính độc lập: Phân tách hoàn toàn với các hoạt động khác trong công ty, doanh nghiệp. Bổ nhiệm quyền quản lý trực tiếp cho một bộ phận riêng lẻ có chuyên môn. Thậm chí là cho một chuyên gia tiếp thị đảm nhận nhiệm vụ.
- Có tính linh hoạt: Có thể thay đổi tùy vào ngân sách hay nguồn lực hiện tại. Ngoài ra, có thể dễ dàng thay đổi theo nhu cầu khách hàng và thị trường.
Nhược điểm
- Chỉ có thể định hướng từ bên trong công ty, doanh nghiệp. Không thể định hướng hay thay đổi được hành vi khách hàng.
- Việc nắm bắt mối quan hệ của khách hàng là hoàn toàn không thể. Khi triển khai chiến dịch Marketing Mix, người tiêu dùng trở nên thụ động vì không cho phép có sự tương tác.
- Mang tính chất thụ động nhiều hơn chủ động. Những công ty, doanh nghiệp chỉ có thể tập trung duy nhất một sản phẩm, dịch vụ duy nhất. Nhưng đó sẽ là vấn đề lớn vì hầu hết đều kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau.
- Chiến lược tiếp thị hỗn hợp không đề cập đến yếu tố xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Yếu tố này chính là một trong những yếu tố trọng tâm. Hiểu theo một cách khác, chính là không thể đánh giá toàn bộ trải nghiệm người dùng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp đó.
Marketing Mix thông qua công cụ truyền thông kỹ thuật số
Mona Media lựa chọn đi theo hướng Digital Marketing (Truyền thông kỹ thuật số). Tạo ra giải pháp kinh doanh hiệu quả, vững chắc trên môi trường kỹ thuật số. Nhờ vào kỹ thuật SEO của các chuyên gia, không chỉ bản thân chúng tôi, hàng loạt doanh nghiệp hợp tác đã được nâng TOP thành công với ngành hàng mà họ kinh doanh.
Đến với Mona Media, chúng tôi tạo ra sự “Thành Công” bằng khái niệm “Tin Tưởng”. Khách hàng của Mona Media thành công từ những cải thiện về doanh số, nhận diện thương hiệu và quy mô doanh nghiệp.
Bạn đang cần một chiến dịch Digital Marketing cho doanh nghiệp của mình? Hay chỉ bổ sung các tính năng đặc biệt để tăng trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy doanh thu. Hãy liên hệ ngay với Mona Media bằng cách nhấn vào nút bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.
Vai trò của Marketing Mix đối với doanh nghiệp là gì?
Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và gắn bó lâu dài với đối tượng khách hàng, không thể thiếu sự đóng góp của chiến dịch Marketing hỗn hợp. Một công ty, doanh nghiệp muốn hoạt động Marketing được hiệu quả, họ không làm điều duy nhất là Advertising (Quảng cáo). Họ phải thực hiện đồng thời các chiến lược sản phẩm, địa điểm, quan trọng là giá cả của sản phẩm, dịch vụ kinh doanh.
Vì sao lại phải tốn công như vậy? Việc hiểu về đối tượng khách hàng tìm ra được cách thức tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Đó chính là chìa khóa mang lại doanh thu khủng. Ngoài ra, khi triển khai chiến dịch Marketing Mix còn mang lại lợi thế mạnh, tạo ra yếu tố “Duy nhất” cho một công ty, doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của Marketing Mix
Đối với doanh nghiệp
Marketing hỗn hợp quan trọng với doanh nghiệp vì nó có thể giúp tạo nên sự sáng tạo cho sản phẩm, mang chất lượng dịch vụ nâng lên một tầm cao mới. Một chiến dịch hiệu quả chính còn mang lại lợi ích vượt ngoài mong đợi.
Tạo ra yếu tố Marketing 2 chiều. Mang doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, và ngược lại. Yếu tố này đã góp phần tăng mức độ tiêu thụ và uy tín cho công ty, doanh nghiệp đó.
Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng chính là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của một sản phẩm, dịch vụ nào đó trên thị trường. Sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng hoặc vượt qua sự mong muốn của họ. Khả năng tồn tại của sản phẩm dịch vụ đó sẽ có khả năng phát triển cao hơn. Marketing Mix không chỉ mang lại giá trị cho người dùng hiện tại mà còn là trong tương lai.
Nói về giá trị lâu dài, tiếp thị hỗn hợp còn giúp cho sản phẩm, dịch vụ không ngừng phát triển. Đáp ứng nhu cầu linh hoạt của người dùng dài hạn. Tăng mức độ uy tín và có được lượng lớn khách hàng trung thành.
Đối với xã hội
Có một tầm quan trọng không hề nhỏ đối với xã hội. Giúp cho hầu hết người tiêu dùng đều được tiếp cận đến sản phẩm, thỏa mãn được nhu cầu cá nhân. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời cũng được cải thiện.
Một số doanh nghiệp đang đi theo hướng hoạt động vì mục đích cộng đồng, có lợi ích xã hội cao. Bạn không còn xa lạ với một số thương hiệu, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (Vinamilk, Bách hóa XANH,…). Họ thực hiện truyền tải thông tin một cách trung thực nhất. Sản phẩm, dịch vụ đề cao chất lượng. Giảm tỉ lệ doanh nghiệp đi theo xu hướng tiêu cực một cách đáng kể.
Lợi ích khi áp dụng chiến lược Marketing Mix
Lợi ích lớn nhất của mọi doanh nghiệp khi áp dụng thành công một chiến lượt Marketing Mix chính là tạo dựng ra một thương hiệu vững chắc. Vị thế còn được củng cố, có thể thích ứng tốt với nhu cầu luân phiên thay đổi liên tục đến từ phía người tiêu dùng. Thương hiệu tiếp cận không chỉ với khách hàng bên trong nước mà còn tiến xa hơn ra thị trường nước ngoài.
Phân bổ tài nguyên hợp lý hơn
Nguồn lực về con người và nguồn tài chính của một công ty, doanh nghiệp, phụ thuộc phần nhiều vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp. Để cho họ có thể tối ưu hóa được lợi nhuận, đạt được mục tiêu kinh doanh. Phân bổ tài nguyên là một yếu tố đảm bảo được sự thành công cho một chiến dịch tiếp thị.
Dễ dàng quản lý
Tạo nên sự thuận tiện, giúp quản lý một cách dễ dàng đối với tất cả tài nguyên bên trong và ngoài của doanh nghiệp đó. Không những thế, tính chuyên môn cũng được thể hiện thông qua tiêu chí phân bố dữ liệu.
Tăng lợi thế cạnh tranh
Ngoài sản phẩm (Product), giá cả (Price), địa điểm (Place). Marketing Mix còn giúp tạo ra nhiều cơ hội xúc tiến thương mại. Điều đó tăng lợi thế cạnh tranh vì có được ưu thế và điểm khác đặc biệt trên thị trường có mức cạnh tranh khắc nghiệt.
Các chiến lược Marketing Mix
4P trong Marketing
- Sản phẩm (Product)
- Giá cả (Price)
- Địa điểm (Place)
- Xúc tiến (Promotion)
Sản phẩm (Product) là yếu tố đầu tiên khi tạo ra một chiến dịch tiếp thị. Những câu hỏi cần phải giải đáp cho sản phẩm bao gồm:
- Đối tượng nào có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ?
- Sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt như thế nào so với đối thủ cạnh tranh?
- Làm thế nào để xác định giá trị của sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùng?
Giá cả (Price) chính là yếu tố quan trọng tiếp theo, sau khi hoàn thành các câu hỏi về sản phẩm. Khách hàng liệu có mua sản phẩm của bạn không sau khi họ thấy được giá của nó. Vì vậy các nhà tiếp thị sẽ phải trả lời được các câu hỏi sau đây:
- Chiến lược giá muốn áp dụng vào sản phẩm là gì?
- Sản phẩm có điểm đặc biệt, độc quyền để tăng giá bán không?
- Thời điểm đưa ra chiến lược giảm giá là khi nào?
- Giảm giá sản phẩm đó thì có thể thu hút được người dùng không?
- Chất lượng sản phẩm có phù hợp với mức giá đặt ra không?
Địa điểm (Place) là 3 trong 4P có sự ảnh hưởng không hề nhỏ đến hiệu quả của chiến lược Marketing Mix. Cần phải trả lời được các câu hỏi quan trọng như:
- Sản phẩm triển khai ở địa điểm như thế nào?
- Trưng bày sản phẩm ở vị trí như thế nào để thu hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu?
- Cách để bố trí một sản phẩm như thế nào là phù hợp nhất?
Xúc tiến (Promotion) sẽ bao gồm các hoạt động Quảng cáo, PR (Quan hệ công chúng), IMC (truyền thông tổng hợp) để mang thương hiệu sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Những giải pháp sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động xúc tiến:
- Vì sao cần phải kết hợp với yếu tố “Vị trí” để tăng hiệu quả hoạt động?
- Lựa chọn hoạt động xúc tiến nào là phù hợp nhất với sản phẩm/dịch vụ
- Có nên đầu tư nhiều vào hoạt động xúc tiến không?
7P trong Marketing
Bạn cần phải phân biệt được những chiến lược Marketing Mix. Những yếu tố cấu thành một chiến dịch không thể bị nhầm lẫn hay thiếu mất. Điều đó sẽ khiến cho chiến lược đối mặt với thất bại. Đừng cho rằng những yếu tố 7P trong Marketing Mix là không quan trọng. Nó có thể là một giải pháp cho sự thành công sau này của bạn.
Mô hình này có tổng thể 7 yếu tố chính, đặc biệt quan trọng:
- Product (Sản phẩm)
- Price (Giá)
- Place (Địa điểm)
- Promotion (Xúc tiến)
- People (Con người)
- Process (Quy trình)
- Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)
Bernard Booms và Mary Bitner đã phát triển mô hình Marketing 7P dựa trên nền tảng của mô hình Marketing 4P. Cụ thể, ngoài 4P cơ bản ban đầu (Product – Sản phẩm, Price – Giá, Place – Địa điểm, Promotion – Xúc tiến).
3 yếu tố được bổ sung và dần được sử dụng phổ biến sau này là: People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình). Mona Media đã nói về 4P ở mục 4P trong Marketing, 3 yếu tố còn lại trong 7P sẽ bao gồm:
Yếu tố Con người (People) trong mô hình 7P. Ở đây, yếu tố này đề cập đến bất kỳ ai tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào khía cạnh kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Nói một cách dễ hiểu là những cá nhân bên trong và bên ngoài công ty, doanh nghiệp. Yếu tố con người sẽ giúp cho việc đánh giá chiến lược rất nhiều.
Đánh giá mức độ hài lòng của người dùng, đánh giá được dịch vụ khách hàng. Yếu tố này còn giúp cho công ty, doanh nghiệp tránh được những rủi ro ở tương lai. Những rủi ro đó có thể mang lại thiệt hại về mặt danh tiếng của thương hiệu. Giúp cải thiện được môi trường bên trong và tối ưu môi trường bên ngoài hiệu quả.
Yếu tố Quy trình (Process) trong Marketing Mix 7P. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng. Nếu không có một quy trình hoàn chỉnh, sản phẩm của bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua những cách nào?
Quy trình trong 7P sẽ đánh giá hoạt động kinh doanh, quy trình đóng gói, phương thức vận chuyển đến nhà phân phối, quy trình vận chuyển. thanh toán,…
Đồng thời, nếu có một quy trình liền mạch, cá nhân hóa với khách hàng. Việc thu lại sự hài lòng của khách hàng là không khó. Ngược lại, khi quy trình đứt đoạn, không đặt khách hàng là trung tâm. Hậu quả đầu tiên phải nhắc đến chính là mang lại một trải nghiệm khách hàng kém. Khi khách hàng có trải nghiệm tồi tệ, họ sẽ lựa chọn sản phẩm thay thế của đối thủ. Nghiêm trọng hơn là tẩy chay sản phẩm của bạn.
Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence) không có gì thuyết phục hơn là yếu tố này. Sự tồn tại của một công ty, doanh nghiệp hay hiểu đơn giản là sự tồn tại tổng thể của thương hiệu. Sở hữu một website, bộ nhận diện thương hiệu, văn phòng, hay là 1 tấm thiệp cảm ơn khách hàng,…
Nâng cao mức độ tin tưởng của khách hàng thông qua những bằng chứng hữu hình. Chứng tỏ công ty, doanh nghiệp đáng tin cậy và minh bạch về mọi mặt. Nếu có được lòng tin của khách hàng, điều này đánh giá được hiệu quả chiến lược mà công ty, doanh nghiệp đó đã thực thi.
4E trong Marketing
- Experience
- Exchange
- Everywhere
- Evangelism
Experience (Trải nghiệm sản phẩm) khái niệm này thay thế cho P đầu tiên (Product) trong chiến lược Marketing 4P. Nhu cầu của người dùng ngày càng tăng cao, không chỉ dừng ở việc mua một, hai sản phẩm. Khách hàng mong muốn có một trải nghiệm hài lòng, thậm chí là trên mức hài lòng.
Một sản phẩm chỉ mang lại trải nghiệm kém, nghiêm trọng là có thể sẽ bị khách hàng tẩy chay. Yếu tố này có ảnh hưởng mạnh đến tốc độ lan truyền. Để thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ tồn tại, có sự tin tưởng từ khách hàng. Các Marketer không ngừng nghiên cứu để gia tăng trải nghiệm người dùng.
Exchange (Giá trị trao đổi) tương đồng với chữ P thứ 2 trong 4P (Price). Đánh giá sự phù hợp, có nghĩa là giá trị của sản phẩm có hợp lý với giá tiền mà khách hàng đã bỏ ra hay không. Để có thể biết được thái độ đánh giá từ khách hàng, có thể tiến hành khảo sát để lấy kết quả.
Everywhere (Sản phẩm có ở mọi nơi) tương tự với Place (Địa điểm) trong Marketing mix 4P. Có một tệp khách hàng sẽ mong muốn sản phẩm họ cần có ở mọi nơi. Đáp ứng người dùng mọi lúc, cần là có thể kịp thời đáp ứng.
Ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung: Các sản phẩm như Băng vệ sinh “Kotex”. Sản phẩm có tính linh hoạt cao, bất kỳ trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, tạp hóa nào cũng có mặt sản phẩm. Phân phối ở tất cả mọi nơi, tăng mức độ tiện lợi.
Evangelism (Tính lan truyền/truyền miệng) bản chất nó có thể như một con Virus có sức mạnh lan truyền rộng rãi. Sản phẩm tốt đi kèm dịch vụ tốt sẽ có khả năng đáp ứng được E thứ 4 trong chiến lược 4E.
Marketing Mix 4C
- Customer Solutions (Giải pháp khách hàng)
- Convenience (Tính tiện lợi)
- Customer Cost (Giá cả khách hàng)
- Communication (Kênh tiếp cận/giao tiếp khách hàng)
Customer Solutions (Giải pháp khách hàng) yếu tố này yêu cầu bạn phải hiểu rõ khách hàng. Nghiên cứu kỹ nhóm khách hàng mục tiêu. Cần xác định nhu cầu, vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Convenience (Tính tiện lợi) một trong những điểm chính trong Marketing Mix 4C. Cần nghiên cứu đến vấn đề tăng độ phủ sản phẩm cung ứng đến người dùng. Không chỉ tăng độ phủ mà còn phải xác định được vị trí hợp lý. Phải cân nhắc những điều đó để có thể tối ưu số lượng sản phẩm bán ra, tối ưu trải nghiệm người dùng.
Customer Cost (Giá cả khách hàng) hay có thể nói là mức chi phí mà khách hàng sẵn sàng tiêu là bao nhiêu cho 1 sản phẩm. Nhu cầu của họ có đạt đến mức độ nào đó khiến họ chi tiêu mức giá cao để mua sản phẩm không? Đương nhiên còn phải nhận định giá trị sản phẩm mang lại có phù hợp không.
Communication (Kênh tiếp cận/giao tiếp khách hàng) bạn cần phải hiểu được giao tiếp 2 chiều tại sao lại có hiệu quả. Bán hàng cần phải biết khách hàng xuất hiện ở đâu. Giúp cho doanh nghiệp biết được cách thức và nơi tiếp cận. Thực hiện tiếp cận và giao tiếp với người dùng, tăng độ uy tín, sự chuyên nghiệp của một công ty, doanh nghiệp.
Các bước xây dựng chiến lược Marketing Mix hiệu quả
Để xây dựng một chiến lược Marketing hỗn hợp cơ bản, đơn giản nhưng đầy đủ nhất. Những bước cần thực hiện bao gồm:
Bước 1: Đặt mục tiêu, ngân sách cho chiến dịch
Mục tiêu là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của một chiến dịch Marketing Mix. Phải xác định được mục tiêu mới có thể đề ra mức ngân sách phù hợp cho mục tiêu đó. Mô hình SMART là một trong những mô hình phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Bước 2: Nghiên cứu khách hàng
Tiếp theo, sau khi đã xác định được mục tiêu, tiến hành nghiên cứu đối tượng khách hàng. Việc này có thể giúp doanh nghiệp tìm ra được tệp khách hàng cần sản phẩm, sử dụng sản phẩm, hạn chế tối đa chi phí.
Bước 3: Xác định USP
USP là giá trị độc nhất của sản phẩm, thương hiệu. Là yếu tố giúp tạo ra sự khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, để thu hút được khách hàng mục tiêu, USP phải được truyền tải một cách đơn giản và dễ hiểu. Khách hàng dễ nhận ra rằng sản phẩm thương hiệu là độc nhất mà những sản phẩm khác không thể thay thế.
Bước 4: Phân tích đối thủ
Thông qua đối thủ, các chỉ số phân tích được sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm vượt trội hơn. Từ các chiến lược mà đối thủ đang áp dụng, có thể đưa ra được một chiến lược mang lại hiệu quả cao hơn. Cũng chính vì vậy mà yếu tố này chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Bước 5: Xác định tính năng đặc biệt của sản phẩm
Xác định được tính năng đặc biệt, chuyển đổi những tính năng đó thành lợi ích đối với khách hàng. Hãy thử trả lời cho câu hỏi “Khách hàng khi mua sản phẩm, họ quan tâm đến điều gì?”. Hãy có sự kết hợp giữa tính năng với lợi ích, ví dụ cho dễ hiểu:
Khi bạn bán một chiếc TV màn hình cong. Câu hỏi của khách hàng đặt ra là “TV màn hình cong có gì đặc biệt? Tại sao tôi phải mua nó?”. Điều bạn cần làm chính là biến tính năng “màn hình cong” thành lợi ích. Vậy làm cách nào? Chính là cho khách hàng biết được lợi ích khi mua nó là gì. Một số lợi ích như: “Màn hình cong có tốc độ xử lý hình ảnh tốt hơn nhiều so với màn hình phẳng thông thường”, “Đáp ứng được nhiều nhu cầu giải trí”,…
Bước 6: Chiến lược định giá sản phẩm
Định giá cho sản phẩm mới
- Chiến lược định giá thâm nhập
- Chiến lược định giá hớt váng
Định giá cho tổ hợp sản phẩm
- Định giá theo dòng sản phẩm
- Định giá tùy chọn
- Định giá theo sản phẩm bắt buộc
- Định giá theo nguyên liệu
- Định giá theo gói
Điều chỉnh giá cho một sản phẩm
- Định giá theo phân khúc
- Định giá theo tâm lý
- Định giá khuyến mại
- Theo khu vực, vị trí địa lý
- Chiến lược định giá quốc tế
Định giá cho sản phẩm là dịch vụ
- Định giá theo chi phí
- Định giá dựa trên giá trị
- Định giá cạnh tranh
Bước 7: lựa chọn kênh phân phối và cách thức quảng bá
Để có thể tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu, cần phải xác định đúng kênh phân phối và hình thức quảng bá sản phẩm. Nếu lựa chọn sai 1 trong 2, hoặc cả 2 yếu tố. Hậu quả mang lại chính là chiếc lược thất bại hoàn toàn vì không bán được sản phẩm.
Phân biệt Marketing 4P và 7P
Mô hình 4P
- 4P: Sản phẩm (Product), giá (Price), Địa điểm (Place), Xúc tiến (Promotion).
- Mô hình Marketing mix 4P áp dụng cho sản phẩm thông thường.
- 4P là mô hình tiếp thị truyền thống, là nguyên bản, là gốc để phát triển, bổ sung các mô hình tiếp thị sau này.
- Mô hình được thiết kế ngay chính thời điểm mà sản phẩm đang được bán ra. Tuy nhiên sản phẩm đó đang thiếu về mặt dịch vụ và vai trò của dịch vụ đó trong công cuộc xây dựng thương hiệu.
Mô hình 7P
- 7P: Gồm 4P và 3P bổ sung (People – Con người, Process – Quy trình, Physical Evidence – Bằng chứng hữu hình)
- Mô hình Marketing 7P thường được áp dụng khi sản phẩm là dịch vụ.
- 7P trong Marketing là sự cải tiến, kế thừa từ mô hình 4P nguyên bản.
- 7P được thiết kế như một giải pháp toàn diện. Dùng cho một sản phẩm dịch vụ, kéo dài đến trải nghiệm sau mua của khách hàng. Rất tốt cho việc phát triển thương hiệu.
Lưu ý khi thực hiện chiến dịch Marketing Mix
- Đối tượng: Xác định đúng đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng mục tiêu đặt ra ban đầu sai, chiến dịch sẽ thất bại hoàn toàn
- Quy trình: Đặt ra quy trình để quá trình triển khai thuận lợi. Tốt nhất là phải có một quy trình hoàn chỉnh trước khi tiến hành chiến dịch.
- Hành trình người dùng: Nghiên cứu rõ hành trình khách hàng để có thể giúp lên kế hoạch phù hợp. Mỗi hành trình sẽ có một kế hoạch riêng lẻ, hiệu quả, chi tiết, hạn chế được rủi ro, dễ dàng đưa ra giải pháp thích hợp.
- Dữ liệu thu thập: Những dữ liệu nếu được nghiên cứu và xử lý tốt, việc định hướng sẽ dễ dàng hơn trong một chiến lược Marketing.
- Liên kết: Thiếu sự liên kết. Ở đây là liên kết giữa các bộ phận bên trong doanh nghiệp. Bộ phận Marketing và bộ phận kinh doanh.
- Các chi tiết nhỏ: Một số chi tiết tưởng chừng như không quan trọng sẽ là mầm mống gây ra rủi ro lớn.
- Thời gian: Ngay từ đầu, việc đặt ra thời gian hoàn thành là chủ chốt. Thời gian đặt ra phải hợp lý với từng hành động.
Bí quyết triển khai Marketing Mix thành công
Đưa ra mô hình sản phẩm, dịch vụ phù hợp
Để chiến lược Marketing Mix thành công mà không có bất kỳ rủi ro nào. Đầu tiên, bạn cần biết được sản phẩm/dịch vụ của mình là gì. Sau đó mới có thể tiến hành đưa ra mô hình phù hợp với nó. Xác định được sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hiện thực, sản phẩm bổ sung trong một mô hình sản phẩm hoàn chỉnh.
Khách hàng là trung tâm
Một phương pháp kinh doanh khôn ngoan chính là đặt khách hàng làm trung tâm. Doanh nghiệp muốn tồn tại phải cần có khách hàng. Phương pháp kinh doanh này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Xây dựng tệp khách hàng trung thành, thúc đẩy tốc độ lan truyền hiệu quả.
Áp dụng truyền thông 2 chiều
- Truyền thông 2 chiều không đối xứng: Doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ tiếp cận đến khách hàng trước. Sau đó mới tiến hành quan sát thái độ, hành vi mà khách hàng thể hiện, từ đó có thể đánh giá được mức độ hiệu quả chiến dịch. Và sau cùng là tiến hành cải thiện từ kết quả có được.
- Truyền thông 2 chiều đối xứng: Một mô hình mang tính bình đẳng. Vì hoạt động dựa trên niềm tin hay là sự ủng hộ đến từ phía khách hàng trước đó.
Học hỏi từ chuyên gia, tham khảo các chiến lược thành công
Các bài học được đưa ra từ các chuyên gia, những người đã có nhiều kinh nghiệm. Họ đã từng và đang triển khai các chiến lược mang lại hiệu quả cao. Không những thế, tìm hiểu kỹ về chi tiết các chiến lược từ các nhãn hàng lớn, tham khảo, và học hỏi, rút ra bài học kinh nghiệm cho chiến dịch của mình.
Các Case Study sử dụng Marketing hỗn hợp
Chiến lược Marketing của Highlands Coffee
- Sản phẩm (Product): Đa dạng và đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng
- Giá (Price): Tương tự với sản phẩm. Giá cả của Highlands Coffee cũng có thể phù hợp được nhiều đối tượng khách hàng. Từ học sinh, sinh viên đến cả nhân viên, người đi làm.
- Địa điểm (Place): Sở hữu nhiều mặt bằng, địa điểm tốt. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công vượt trội của Highlands Coffee.
- Xúc tiến (Promotion): Là một thương hiệu có “Máu mặt” không thua kém. Rất biết nắm bắt tình hình, xu hướng khách hàng để đưa ra chiến lược xúc tiến phù hợp
Chiến lược Marketing Của Starbucks
- Sản phẩm (Product): Là một thương hiệu nổi bật với việc luôn thay đổi sản phẩm để bắt kịp nhu cầu khách hàng. Cung cấp đa dạng các sản phẩm về đồ uống, thức ăn,… cho 3 bữa sáng, trưa và tối.
- Giá (Price): Có thể nhìn ra được Starbucks là thương hiệu có “chiến lược định giá cao cấp”
- Địa điểm (Place): Giống với sản phẩm mà họ cung cấp, Starbucks luôn thay đổi cách thức cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Vì tệp khách hàng của thương hiệu này phần lớn là những người bận rộn. Việc ra mắt “Starbucks on the go” đã giúp cho tệp khách hàng của họ tăng mức độ hài lòng lên mức độ đáng kể.
- Xúc tiến (Promotion): Có sự đầu tư không nhỏ, hầu hết các chiến dịch kể từ 2016 – 2020 đều không dưới 200 triệu đô la.
Chiến lược Marketing của Pepsi
- Sản phẩm (Product): Không chỉ nằm ở tệp sản phẩm nước giải khát, Pepsi còn xây dựng sản phẩm phù hợp với tâm lý của khách hàng. Đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19 vừa qua. Chú trọng vào sản phẩm ít calo, 0 calo, giảm cảm giác thèm ăn.
- Giá (Price): Pepsi áp dụng đa dạng các chiến lược giá. Giá thâm nhập, giá chiết khấu và định giá phân biệt theo sản phẩm. Điều này đã giúp thương hiệu này thu về lượng lớn khách hàng.
- Địa điểm (Place): Không còn xa lạ khi nhắc đến thương hiệu này. Thông qua các trung gian phân phối, phân phối đa quốc gia.
- Xúc tiến (Promotion): Biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng, giúp cho Pepsi có rất nhiều hoạt động xúc tiến thành công vang dội.
Các câu hỏi thường gặp về Marketing Mix
1. Yếu tố nổi bật trong chiến lược Marketing hỗn hợp là gì?
Những yếu tố nổi bật trong một chiến lược tiếp thị hỗn hợp chính là 4 yếu tố cơ bản. Bao gồm: Product (Sản phẩm), Place (Địa điểm), Price (Giá), Promotion (Xúc tiến). Những yếu tố đó chính là nền tảng để xây dựng và sáng tạo nên những yếu tố sau này trong Marketing.
Tuy nhiên, có thể 1 trong 4 yếu tố là nổi bật nhất. Phụ thuộc vào mục tiêu của công ty doanh nghiệp muốn hướng đến, đặt ra yếu tố nổi bật hàng đầu, tập trung nhiều nhất vào một yếu tố thay vì phân bổ ra những yếu tố còn lại.
Ví dụ: Nếu chiến lược lấy sản phẩm làm trung tâm, yếu tố nổi bật nhất là Product. Tương tự, nếu chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm thì yếu tố nổi bật nhất là People (Trong mô hình Marketing 7P).
2. Các yếu tố của hỗn hợp sản phẩm là gì?
- Thương hiệu
- Đa dạng sản phẩm
- Sản phẩm chất lượng
- Thiết kế, bao bì
- Đặc điểm đặc trưng của sản phẩm
- Dịch vụ
3. Vòng đời của sản phẩm có mấy giai đoạn?
Vòng đời của 1 sản phẩm có tất cả 4 giai đoạn, bao gồm:
- Giới thiệu
- Tăng trưởng
- Trưởng thành
- Suy thoái
4. Các hạn chế của một chiến dịch Marketing Mix
- Quy chuẩn đầu vào mơ hồ, không rõ ràng
- Nghiên cứu mất rất nhiều thời gian
- Thiếu tiêu chuẩn, không đủ dữ liệu đo lường
- Không thể đánh giá hiệu quả hoạt động đa kênh
Kết Luận
Bài viết đã liệt kê ra toàn bộ những kiến thức Marketing Mix cơ bản cần phải nắm. Nêu rõ những mô hình Marketing hỗn hợp phổ biến và những Case Study có sử dụng chiến lược tiếp thị hỗn hợp. Mona Media hi vọng là nội dung bên trong bài có thể giải đáp được các thắc mắc của các bạn. Hãy rút ra bài học và lựa chọn cho mình một chiến lược tiếp thị khôn ngoan!
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!