Kinh Doanh Online

18 Tháng Ba, 2023

Mô hình ERD là gì? Ứng dụng của ERD trong quản lý bán hàng

Mô hình ERD được áp dụng rất nhiều cho việc quản lý bán hàng của các doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về mô hình ERD này. Vậy cùng Mona Media tìm hiểu xem mô hình ERD có ý nghĩa gì trong việc quản lý bán hàng của doanh nghiệp nhé!

Khái niệm mô hình ERD

Mô hình ERD là một sơ đồ quan hệ thực thể ERD – mô hình quản lý bán hàng viết tắt của từ tiếng anh entity relationship model là một lưu đồ minh họa về các thực thể liên quan như con người, đồ vật hay các khái niệm liên quan đến nhau trong cùng một hệ thống, lĩnh vực đó. Trong một ERD sẽ có các thực thể cụ thể, giữa chúng có các mối quan hệ với nhau có từng trường hợp bán hàng khác nhau.

Sơ đồ ERD thường dùng hỗ trợ cho việc thiết kế và gỡ rối các phần mềm, hệ thống giáo dục, kinh doanh, nghiên cứu,…một cách đơn giản hơn. Phần mềm còn được sử dụng cho hàng loạt các biểu tượng xác minh như hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật và các đường liên kết kể thể hiện được tính kết nối giữa các thực thể cũng như là các mối quan hệ và các thuộc tính của chúng.

Đây cũng là được xem là kết quả sau một quá trình nghiên cứu và phân tích hệ thống, được mô tả cho một lĩnh vực nào đó hoạch động của các doanh nghiệp. Sơ đồ ERD quản lý bán hàng thực hiện trình bày về các dữ liệu kinh doanh, vạch ra các luồng thông tin khác nhau cho quy trình và hệ thống từ đơn giản cho đến phức tạp.

Lịch sử mô hình ERD

lịch sử khai sinh mô hình erd

Peter Chen được ghi nhận là người phát triển ra mô hình thiết kế cơ sở dữ liệu vào năm 1970. Hiện ông đang là giảng viên của một Trường Đại học Carnegie – Mellon ở Pittsburgh, vào thời gian ông đang là một trợ giảng cho giáo sư tại Trường Quản Lý Sloan của MIT ông đã cho ra xuất bản một bài báo với tiêu đề: “Mô hình mối quan hệ thực thể, hướng tới một quan điểm thống nhất về thực thể”.

Bài báo của ông nằm trong top những bài báo mua nhiều nhất trong lĩnh vực phần mềm máy tính và bài viết của ông cùng là một trong 38 bài báo có sức ảnh hưởng lớn trong khoa học và máy tính. Thành tựu của ông là bước đầu cho nền công nghiệp phần mềm, đặc biệt hơn là công cụ để hỗ trợ phần mềm như mô hình thực thể liên kết quản lý bán hàng.

Lợi ích khi ứng dụng mô hình ERD vào quản lý bán hàng

Mô hình ERD là một kỹ thuật hỗ trợ rất nhiều cho việc quản lý bán hàng, người dùng có nhu cầu xử lý và phân tích các vấn đề một cách dễ hiểu hơn.

  • ERD khắc phục các rắc rối từ dữ liệu: Các biểu đồ mà ERD phân tích dựa vào cơ sở dữ liệu hiện có đồng thời đưa ra hướng giải quyết và cách triển khai dự án. Ưu điểm của việc sử dụng sơ đồ ERD đó là chỉ ra được lỗi sai, phân tích cụ thể các nhóm công việc, giúp chủ kinh doanh có thể từ đó phát triển tốt hơn việc bán hàng đem lại doanh thu lớn, lợi nhuận cũng từ đó tăng lên.
  • Hệ thống thông tin kinh doanh: Các mô hình kinh doanh hiện này thì đều có sử dụng dữ liệu thực địa liên quan đến một thực thể nhất định, hành động có tác động đến nhau sẽ đều được hưởng lợi từ cơ sở dữ liệu quan hệ. Bởi vì mô hình ERD có thể hợp lý hóa các quy trình và giúp khám phá các thông tin hiệu quả hơn và đồng thời nâng cao doanh số cho doanh nghiệp.
  • Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh: Khi áp dụng mô hình ERD vào việc thiết kế dữ liệu, các nghiệp vụ quản lý sẽ cần thiết lập cơ dữ liệu một cách logic, chặt chẽ và công việc ERD là thiết kế các bảng quan hệ tương đương được biểu diễn dễ hiểu, cần thiết nhất có thể. Trong kỹ thuật của phần mềm thì sơ đồ ER thường là bước đầu tiên trong việc xác định được yêu cầu của hệ thống thông tin từ đó đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Các thành phần cấu tạo mô hình ERD

Các thành phần cấu tạo nên ERD

Mô hình ERD quản lý bán hàng gồm các thực thể và các thuộc tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dưới đây là bảng thuật ngữ của mô hình ERD.

E: Entity – thực thể

Thực thể bao gồm là cá đối tương như: con người, đồ vật, địa điểm, con vật, sự vật,… bất kỳ thứ gì mà bạn muốn lưu trữ vào hệ thống. Trong một hệ thống thì Entity rất dễ để hình dung nhưng cũng có một vài Entity không tồn tại ở Business thực thể bên ngoài. Đó là những Entity ở dạng trung gian, ở giữa hai Entity khác nhau và thể hiện mối quan hệ nhiều – nhiều giữa Entity này với Entity khác.

A: Attribute – thuộc tính

Các thuộc tày này dựa vào đặc điểm của Entity, được biểu hiện thông qua những thông tin riêng biệt của đối tượng mà nó lưu trữ. Các thuộc tính thường được biểu hiện ở dạng hình tròn hoặc là hình bầu dục, phân loại từ đơn giản cho đến tổng hợp và có nguồn gốc giá trị đến đa giá trị.

R: Relationship – quan hệ

Cơ bản thì ERD có các mối quan hệ bao gồm 3 loại: one – to – one, one – to -many, many – to – many. Các thực thể này tác động lẫn nhau và liên kết với nhau bằng các mối quan hệ đệ quy: cùng một thực thể những tham gia vào nhiều hơn một lần vào trong mối quan hệ ràng buộc đó.

C: Cardinality

Được hiển thị ở dạng xem ở một phía hoặc xem qua tùy thuộc vào vị trí của các biểu tượng được hiển thị. Cardinality xác lập mối quan hệ giữa hai thực thể hoặc bằng một thực thể, cũng có 3 loại quan hệ cơ bản là một – một, một – nhiều và nhiều – nhiều.

Hướng dẫn cách vẽ mô hình ERD

hướng dẫn vẽ mô hình ERD

Sau khi đã hiểu rõ về mô hình ERD thì chúng ta sẽ tìm hiểu về cách vẽ sơ đồ ERD. Để vẽ được sơ đồ ERD, ta cần lưu ý đến những ký hiệu đặc biệt sau:

  • Hình chữ nhật: Hình diễn tả các thực thể, mỗi hình là một thực thể
  • Hình elip: Biểu diễn các thuộc tính, trong hình elip có ghi tên thuộc tính
  • Hình thoi: Biểu diễn mối quan hệ

Các bước để vẽ sơ đồ ERD:

  • Thông qua liệt kê và lựa chọn thông tin dựa theo giấy tờ và hồ sơ đã chuẩn bị.
  • Xác định mối quan hệ ràng buộc giữa thực thể và thuộc tính.
  • Xác định mối quan hệ có thể giữa thực thể và mối quan hệ kết hợp.
  • Vẽ mô hình ERD bằng ký hiệu sau đó chuẩn bị và thu gọn, sắp xếp lại sơ đồ.

Hướng dẫn chuyển sang mô hình ERD

Điều cần lưu ý khi thiết kế một mô hình quan hệ cần có 3 đặc trưng sau:

  • Mối quan hệ phải có tên riêng biệt để có thể phân biệt giữa các thực thể với nhau.
  • Thứ tự không quan trọng để phân biệt các cặp mối quan hệ.
  • Mỗi thuộc tính cũng cần có tên riêng biệt và cũng không cần quan tâm đến thứ tự.

Cách để chuyển đổi từ mô hình ERD sang mô hình quan hệ

Bước 1: Chuyển đổi mỗi loại thực thể sang thành một loại quan hệ tương ứng với chúng

  • Chuyển các mối kết hợp 1-1 gôm từ 2 thực thực riêng biệt thành cùng một thực thể.
  • Các mối kết hợp 1-N lấy khóa bên thực thể nhiều để làm khóa ngoại.
  • Các mối kết hệ N-N hình thành nên một loại quan hệ mới.

Bước 2: Kiểm tra lại dạng chuẩn của các mối quan hệ kết hợp như vậy đã đạt yêu cầu chưa.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ về mô hình ERD quản lý bán hàng. Bài viết đã giúp bạn hiểu về lợi ích của ERD, những quy tắc khi thực hiện vẽ mô hình ERD. Hy vọng, bạn đã có cho mình những thông tin cần thiết và thú vị nhé!

Doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp tiết kiệm tài nguyên công ty mà vẫn quản lý bán hàng hiệu quả? Một phần mềm quản lý bán hàng được thiết kế riêng, phù hợp nhu cầu riêng sẽ giúp quy trình quản trị kinh doanh của bạn thuận tiện và hiệu quả hơn rất nhiều!

Tham khảo ngay:

THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG

Dễ dàng quản lý – Chính xác – Tiết kiệm

(Hoặc)

LIÊN HỆ NGAY HOTLINE 1900 636 648 

Đội ngũ Mona Media luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn 24/24

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona