Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
7 Mô hình kinh doanh khởi nghiệp (Startup Business Model) bạn nên biết
Xây dựng một mô hình kinh doanh startup có thể coi là hình thức tìm kiếm một giải pháp đầy tính khoa học, mở ra những lợi ích lâu dài cho tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời mô hình kinh doanh hợp lý cũng cung cấp đến người tiêu dùng các sản phẩm/dịch vụ tiện ích. Dưới đây, Mona Media sẽ chia sẻ các mô hình kinh doanh startup cần phải biết để những ai có ý định khởi nghiệp có thể định hướng tốt hơn.
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh hay còn gọi là Business Model được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau. Theo Wikipedia thì mô hình kinh doanh là một văn bản tổng quan để sắp xếp các kế hoạch phát triển của tổ chức, công ty trong tương lai. Hoặc hiểu đơn giản hơn thì mô hình kinh doanh là bản kế hoạch nhằm sinh doanh thu và lợi nhuận.
Nói một cách khái quát nhất và chung một ý nghĩa của khái niệm mô hình kinh doanh đó là: một bản kế hoạch để kiếm tiền và phát triển, phát triển để kiếm tiền… Là tất cả những hướng đi, đường bước mà một chủ doanh nghiệp vạch ra để bám theo loại hình kinh doanh nhất định. Từ đó, các thành viên trong công ty hoặc doanh nghiệp sẽ cùng chung một mục đích, suy nghĩ và đặc biệt là chung một hành động.
Các mô hình kinh doanh mà các startup cần biết
Đối với mỗi 1 doanh nghiệpstartup thì mô hình kinh doanh startup rất quan trọng, và hơn hết nó sẽ rất quan trọng nếu muốn các startup thành công bởi:
- Thứ nhất: Khi mới thành lập, các startup cần trả lời một câu hỏi đó là: Doanh thu này đến từ đâu và nguồn doanh thu này đến bằng cách nào? Đây là việc làm rất quan trọng, bởi nó phần nào đã khẳng định được mức độ khả thi của ý tưởng ban đầu khởi nghiệp.
- Thứ hai: Mô hình kinh doanh sẽ là cơ sở để startup có thể tăng sức thuyết phục đối với các nhà đầu tư khi gọi vốn.
Dưới đây là các mô hình kinh doanh mà startup cần biết để từ đó lựa chọn ra mô hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Mô hình 1: Nguồn doanh thu đến từ quảng cáo (dịch vụ hay sản phẩm là miễn phí)
Nguồn doanh thu đến từ việc quảng cáo là mô hình đang được rất nhiều các startup công nghệ áp dụng. Một ví dụ điển hình đó chính là Facebook trong sử dụng mô hình kinh doanh. Các dịch vụ mà công ty cung cấp là hoàn toàn miễn phí, nguồn doanh thu của họ chính là đến từ các quảng cáo. Được tính bằng những cú click chuột của người dùng. Từ những quảng cáo đó, doanh nghiệp sẽ phải trả phí cho Facebook và nhận về được lượng khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định starup thì hãy lưu ý rằng để có được những quảng cáo Facebook hiệu quả, thu hút khách hàng tối ưu nhất, mỗi doanh nghiệp nên có cho mình đội ngũ marketing Facebook giỏi chuyên môn và sáng tạo.
Tham khảo ngay: Dịch vụ Social Marketing (Facebook, Youtube,..) cho doanh nghiệp
Đối với mô hình kinh doanh quảng cáo, khách hàng nhận được rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên khi cho thuê quảng cáo, trong khoảng thời gian đầu nó sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc startup. Khi sử dụng mô hình kinh doanh này, một số bài toán đặt ra đối với với start up business đó là:
- Cần phải xây dựng được lượng người dùng tương đối lớn.
- Ban đầu, cần phải chấp nhận lợi nhuận thấp trong thời gian ngắn hạn.
- Có đủ vốn hoặc các tiềm lực khác để phát triển trong khoảng thời gian dài.
Mô hình 2: Sản phẩm là miễn phí nhưng cần trả phí dịch vụ
Đối với mô hình này thì startup cung cấp các sản phẩm là miễn phí nhưng sẽ thu lại nguồn lợi nhuận từ những dịch vụ đi kèm khác. Ví dụ như: đào tạo hướng dẫn sử dụng, cài đặt tùy biến theo yêu cầu…
Một ví dụ minh họa chính xác nhất mà bạn có thể biết đó là các công ty cung cấp dịch vụ game. Người dùng có thể tải game về miễn phí nhưng sau đó cần phải mua các vật phẩm và các tính năng nâng cao khác. Và những vật phẩm này cần phải trả phí.
Bản chất của mô hình kinh doanh trên thực chất chính là mô hình kinh doanh dịch vụ. Trong đó, sản phẩm được tính như một phần của chi phí làm marketing.
Mô hình 3: Mô hình Freemium
Mô hình Freemium được xem là một dạng biến thể của mô hình đầu tiên. Đối với mô hình này thì các sản phẩm, dịch vụ cơ bản thường là miễn phí. Tuy nhiên, nếu như khách hàng muốn sử dụng thêm các sản phẩm, dịch vụ hạng cao cấp hơn thì sẽ phải trả một khoản phí tương ứng. Mô hình Freemium hiện đang được rất nhiều startup sử dụng. ví dụ như: Canva, LinkedIn;…
Về cách thức triển khai mô hình đối với mỗi doanh nghiệp cũng rất đa dạng. Mô hình Freemium sẽ đòi hỏi:
- Cần phải có một khoản đầu tư lớn để có được số lượng người dùng lớn mạnh.
- Các dịch vụ nâng cấp cần phải hấp dẫn hơn so với mức cơ bản để người dùng có thể chấp nhận bỏ ra khoản phí nhất định.
Mô hình 4: Dựa trên chi phí
Mô hình kinh doanh dựa vào chi phí là mô hình truyến thống và xuất hiện từ rất lâu rồi. Đối với việc áp dụng mô hình này thì giá sản phẩm đưa ra thị trường ở mức gấp từ 2 đến 5 lần so với mức giá thành. Tỉ suất của lợi nhuận có thể lên đến 10%.
Mục tiêu chính của mô hình này đó chính là giảm được tối thiểu chi phí sản xuất. Khi đó, startup sẽ cạnh tranh bằng chiến lược giá để thu được mức lợi nhuận cao nhất. Doanh nghiệp chỉ nên sử dụng mô hình này khi sở hữu công nghệ tốt, từ đó giúp giảm được tối đa chi phí sản xuất và chi phí này được đẩy ở mức thấp nhất. Còn đối với trường hợp trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và họ có nguồn lực lớn, nhiều tiềm lực thì doanh nghiệp không nên lựa chọn thực hiện chiến lược này.
Tham khảo: Các bước chi tiết phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả
Mô hình 5: Mô hình giá trị gia tăng
Mô hình giá trị gia tăng rất đề cao việc tạo nên những sản phẩm hữu ích, nhằm cung cấp các dịch vụ để thỏa mãn được nhu cầu của đông đảo khách hàng.
Do cần phải tập trung nhiều vào iệc phát triển các sản phẩm nên doanh nghiệp startup cần phải tính toán doanh thu, chi phí cũng như mức lợi nhuận phù hợp, hợp lý. Tránh trường hợp công ty startup không kiểm soát được chi phí đầu tư cho sản phẩm, khiến cho lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng.
Mô hình 6: Mô hình giá theo từng doanh mục
Mô hình giá theo từng danh mục này nếu như doanh nghiệp có nhiều sản phẩm và dịch vụ với các mức chi phí khác nhau, cùng với đó là việc đa dạng hóa các sản phẩm, doanh thu của doanh nghiệp từ đó sẽ đến từ nhiều nguồn hơn. Cùng nghĩa với việc tỉ lệ rủi ro cũng sẽ giảm.
Khi doanh nghiệp áp dụng mô hình này thì mục tiêu lớn nhất của họ sẽ là có nguồn doanh thu từ các dòng sản phẩm khác nhau. Việc phân bổ các danh mục đầu tư sẽ phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh, khách hàng trung thành, giá trị chuyển giao…
Mô hình 7: Mô hình kiểu “dao cạo”
Đối với mô hình kiểu “dao cạo” thì ban đầu doanh nghiệp sẽ bán một sản phẩm (giả sử tên sản phẩm đó là A) với mức chi phí thấp. Sau đó, họ mới tính bán tiếp các sản phẩm bổ sung, đòi hỏi cùng với đó là việc sử dụng sản phẩm A này, nhờ đó mà doanh thu về cho doanh nghiệp rất tốt từ các sản phẩm bổ sung.
Sở dĩ, mô hình này được gọi là mô hình “dao cạo” bởi 1 ví dụ điển hình dễ hiểu đó là: bán dao cạo giá rẻ để từ đó đẩy doanh thu từ việc bán lưỡi dao. Hay một ví dụ khác cũng rất phổ biến đó là bán máy in với giá rẻ, mục đích của việc làm này là tạo được doanh thu chủ yếu từ việc bán mực in với số lượng lớn.
Như vậy, qua những chia sẻ trên hi vọng rằng bạn đã nắm rõ về các mô hình kinh doanh mà khi có ý tưởng startup bạn cần phải biết. Từ đó Mona mong rằng bạn sẽ vận dụng đúng đắn những kiến thức đó cho mô hình kinh doanh startup của đơn vị mình.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!