Nhận hoa hồng
18 Tháng Ba, 2023
Root Domain là gì? Cách đăng ký root domain đơn giản nhất
Khi bạn tìm kiếm một tên miền nào đó, mỗi loại miền sẽ được phân tách nhau bằng dấu chấm, cuối tên miền có thể chứa dấu chấm để ngăn cách tên gồm có khoảng trống tương ứng với tên miền gốc. Nếu chứa dấu chấm này. Ví dụ: “www.abc.com.” – tên miền được xem là hoàn chỉnh một cách tuyệt đối. Nếu không có dấu chấm ở cuối tên như “www.abc” hoặc “www.abc.com”, tên đó chỉ được xem là tương đối. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về Root Domain để nhận biết được tên miền nào là tên miền gốc nhé!
Root domain là gì?
Tên miền là tên website mà hiện đang hoạt động trên internet, đóng vai trò như là một địa chỉ tĩnh và cố định. Nó được coi như là một địa chỉ nhà hay một mã zip code giúp những thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường lưu thông cho hàng hóa,bất kỳ trình duyệt web nào cũng cần một tên miền để chuyển hướng tới nơi chứa website của bạn.
Thuật ngữ “Root domain“ là một thuật ngữ được dùng phổ biến nhất trong SEO. Dù vậy, hiện nay vẫn có rất nhiều người mới bước chân vào lĩnh vực Search Engine Optimize, đang còn mơ hồ và phải mất rất nhiều thời gian để hiểu được bản chất thật sự của thuật ngữ “Root domain“.
Root Domain là những tên miền cấp cao nhất trong hệ thống tên miền của một website. Miền gốc của Internet được phục vụ bởi những máy chủ gốc của hệ thống tên miền đặt tại nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Miền gốc không có tên chính xác và nhãn của nó trong hệ thống phân cấp DNS là một chuỗi rỗng. Tất cả những tên miền đủ điều kiện trên Internet có thể được xem là kết thúc bằng chuỗi trống này cho tên miền gốc.
Ví dụ: “www.google.com.”
Mona khái quát đầy đủ về định nghĩa của Root domain, nhằm giúp đọc giả và SEOer có cái nhìn khái quát nhất về Root domain và tại sao nó lại cần thiết cho SEO, cũng như là tầm ảnh hưởng của nó đến mở rộng thương hiệu online của bạn.
Root domain hoạt động như thế nào?
Khi bạn muốn truy cập vào trang web có địa chỉ nào “đó”. Khi bạn gửi yêu cầu tìm kiếm đến địa chỉ IP ứng với tên miền bạn muốn tới Name Server cục bộ. Máy chủ domain của cục bộ sẽ tiến hành tìm kiếm trong kho dữ liệu xem có cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP chứa phần tên miền mà người dùng đã muốn tới không.
Các loại tên miền khác nhau
TLD – Top level domain
‘Top-level domain’ viết tắt là TLD là tên miền cấp cao nhất và là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng một tên miền. Hoặc là bạn cũng có thể hiểu rằng đây là phần đầu tiên từ phải sang trái của một tên miền. Như cái tên cho ta thấy, TLD được định vị ở vị trí cao nhất trên hệ thống phân cấp DNS (hệ thống tên miền) trên internet.
gTLDs – Generic top-level domain
Là tên miền cấp cao chung (gTLDs – generic top-level domains) là top-level domain quan trọng bật nhất mà không bị phụ thuộc vào mã quốc gia. .net, .com và .org. cũng như các cái tên mới nổi khác như .tech, .biz, .xyz, .shop, .club, .online và .store.
ccTLD – Country-code top-level domain
Tên miền cấp cao nhất của một quốc gia (ccTLDs – country-code top-level domain) là một loại TLDs được dùng xác định quốc gia cụ thể theo mã ISO. Ví dụ: .vn cho Việt Nam, .es cho Tây Ban Nha, .in cho Ấn Độ, .kr cho Hàn Quốc, .us cho United States (Mỹ).
sTLDs – Tên Miền Cấp Cao Nhất
Những tên miền sTLDs khá hạn chế đối với một vài tổ chức và nhóm nhất định. Một số ví dụ phổ biến gồm .gov cho các trang web của chính phủ, .post cho các dịch vụ bưu chính, .edu cho các tổ chức giáo dục, .asia được tài trợ bởi DotAsia dùng cho các công ty thị trường hướng đến châu Á và .mil cho quân đội .
Infrastructure Top-Level Domain
Nó chỉ bao gồm duy nhất một tên miền là .arpa, đại diện của ARPA (Vùng Tham Số Địa Chỉ và Định Tuyến). Loại tên miền này chủ yếu được dùng riêng cho ICANN giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng trên internet.
Các loại domain tên khác
Ví dụ: Những công ty ở Anh thường sử dụng tên miền thứ cấp là .co, .uk thay vì .uk và nó là một ví dụ điển hình của loại tên miền thứ cấp (tên miền cấp 2). Một số loại tên miền cấp hai khác là .gov và .uk thường được sử dụng bởi những tổ chức chính phủ, .ac và .uk thì được dùng bởi những trường đại học và học viện.
Cách đăng ký root domain đơn giản
Trước khi đi vào đăng ký “Root Domain”, Mona sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin cơ bản về các thành phần chính của một “Domain”:
Thứ tự đánh số của những tên miền thường bị xáo trộn và những miền cấp cao nhất (TLD) còn được gọi là miền “cấp 0”. Trên thực tế, miền cấp 0 là dấu “.” và việc đánh số cấp độ miền theo thứ tự chính xác như sau:
- Dấu chấm là miền cấp 0
- .com là miền cấp 1, còn được gọi với tên là miền cấp cao nhất hoặc một vùng.
- .kparser.com là tên miền cấp thứ hai
- .app.kparser.com là tên miền cấp thứ ba
Để có thế lấy “Root Domain” từ nhà cung cấp rất đơn giản. Chỉ cần làm các bước sau đây, bạn chắc chắn sẽ thành công.
- Bước 1: Truy cập vào đường dẫn của công ty đăng ký tên miền.
- Bước 2: Sẽ có một nút là “Đăng ký miền” hoặc một nút “đăng ký” nào đó tương tự mà bạn có thể nhìn thấy trên trang chủ.
- Bước 3: Nhấp vào nó.
- Bước 4: Lắp đầy biểu mẫu với dữ liệu chính xác. Đảm bảo là bạn không bị cấm trong tên miền. Vì nếu đã trả rồi mà phải sửa lỗi thì đã quá muộn.
- Bước 5: Tiếp đó, chỉ đợi nhà đăng ký thông báo rằng bạn đã đăng ký tên miền thành công.
Hãy chú ý về sự khác biệt giữa www hoặc không có www, điều này rất quan trọng đối với việc SEO. Sau vài giờ, tất cả những máy chủ DNS sẽ phải cập nhật và miền của bạn sẽ đi vào hoạt động.
Vai trò của root domain với SEO
Khi bắt đầu xây dựng một website, những nhà SEO nên nghiên cứu về các ảnh hưởng và lợi ích từ các thành phần như Root Domain, Subfolders và Subdomains để có thể cải thiện lượt truy cập trang web mà không tốn phí quảng cáo. Dĩ nhiên, những thành phần quan trọng trong domain chắc chắn cũng sẽ có những ý nghĩa đặc biệt đối với SEO của một trang web, một số ý nghĩa của nó như:
- Những website sở hữu tên miền gốc và tên miền phụ chất lượng sẽ có lượt traffic cao hơn.
- Liên kết nội bộ và liên kết ngoại sàn tốt có thể giúp đỡ bạn trong việc kéo traffic từ các miền phụ khác nhau.
- Tên miền phụ không phải lúc nào cũng thừa hưởng khả năng xếp hạng và các chỉ số tích cực của những tên miền phụ khác.
Trong SEO, việc theo dõi có bao nhiêu liên kết chất lượng cao đang trỏ đến trang web của bạn tỏ ra rất hữu ích. Vì đây là một yếu tố xếp hạng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nội dung của bạn có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Bảng giá tên miền
Nếu bạn đang tìm kiếm và muốn đăng ký một tên miền cho riêng mình, bạn có thể xem qua tất cả những domain sau của Mona Media để tìm ra phần mở rộng tên miền phù hợp nhất với bạn. Tham khảo giá của các đuôi tên miền TẠI ĐÂY
Mong rằng sau bài viết này sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về nhiều kiến thức về Root Domain là gì và các lợi ích mà một tên miền chất lượng đem lại.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!